Các đề Đọc - hiểu luyện thi Tốt nghiệp môn Ngữ văn

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:
Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo:
Bông súng và siêu bão

bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?

( Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013 )

1. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45
- Bài thơ được viết theo thể tự do
- Bài thơ gieo vần chân
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu
2. Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?
3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng "siêu bão" và "hoa súng"?
4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về "siêu bão" và "hoa súng", đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?
5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng này?
6. Chủ đề bài thơ là gì?
7. Hai câu thơ: "bông súng tím mọc lên từ nước - bão Haiyan mọc lên từ biển" được viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì?
8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: "bão Haiyan cho tôi kinh hoàng - bông súng tím cho tôi bình yên" là gì?
A. Sử dụng từ trái nghĩa.
B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
C. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán.
D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
9. Hai câu thơ "rồi có thể người ta quên- mà nhớ"gợi đến điều gì?
10. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ "trong siêu bão một bông súng nở.". Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào?
11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ..nào cùng một ý nghĩa?
12. Hai câu kết: "bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì?"có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm gì?
 
H

hocmai.nguvan

Đề 2
Đọc đoạn thơ sau đây:

Tự hát ( Xuân Quỳnh)

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em chở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em chở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết súc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu...

1. Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài.
2. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Bài thơ thuộc đề tài tình yêu
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp.
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú
- Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự
3. Tác giả sử dụng phương thức liên kết nào trong đoạn thơ?
4. Trong bài thơ, hình ảnh " trái tim" được dùng với những ý nghĩa gì?
5. Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt trong bài thơ? Hình thức ngôn ngữ biểu đạt này được phát huy tác dụng bởi những thủ pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
6. " Một túp lều tranh hai trái tim vàng" hay "Tấm lòng vàng" là những thành ngữ thường dùng để chỉ điều gì? Từ "vàng" trong câu thơ đầu có cùng ý nghĩa với từ "vàng" trong thành ngữ trên hay không?
7. Nhận xét về mối quan hệ giữa hai câu thơ: "Biết làm sống những hồng cầu đã chết - Biết lấy lại những gì đã mất"? Từ mối quan hệ đó, em hiểu hãy chỉ ra nội dung chính của khổ thơ?
8. Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu cùng với tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm của nhà thơ về tình yêu như thế nào?
9. Ý nghĩa nhan đề Tự hát?
10.Từ hai câu thơ của Xuân Quỳnh:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước,
hãy viết một bài văn khoảng 200 từ trình bày quan niệm của em về cái tôi của người phụ nữ trong tình yêu.
 
H

hocmai.nguvan

Đề 3

Đề đọc hiểu số 3
Đọc hai đoạn văn và trả lời những câu hỏi sau đây:
A/ " Xu hướng hiện thực chủ nghĩa trú trọng diễn tả và phân tích. Lí giải một cách chân thành, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. Thể loại thích hợp với chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự." ( Dựa theo Ngữ văn 11, tập 1)
1. Chỉ ra 3 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ trong đoạn trích?
2. Nội dung cơ bản của đoạn trích trên là gì?
3. Nội dung cơ bản trên được chia thành mấy ý cụ thể?
4. Giải thích ý nghĩa câu: "Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo?"
B/ " Nguồn nước trên trái đất rất dồi dào nhưng phân bố không đều. Do sử dụng lãng phí nên nguồn nước ở nhiều nơi bị cạn kiệt diện tích rừng ngày một thu hẹp là nguyên nhân hạn chế vòng tuần hoàn nước, nước ít thấm xuống lớp đất xâu sẽ ảnh hưởng đến lượng nước ngầm và cũng là nguyên nhân gây lũ lụt, hạn hán. Biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ rừng và lạm dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì các quá trình sinh thái bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên trái đất" ( Dựa theo Sinh học 12)
1. Hãy tìm 3 lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, dùng từ?
2. Hãy đặt tên cho đoạn trích trên?
3.Viết một bài văn nghị luận khoảng 500 từ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề môi trường.
 
Top Bottom