- 19 Tháng tám 2018
- 2,749
- 6,038
- 596
- 23
- Thái Bình
- Đại học Y Dược Thái Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ở topic này mình sẽ cập nhật các dạng toán liên quan đến vector trong không gian. Quan hệ vuông góc. Các bạn vào đọc và ôn lại kiến thức nhé
VECTOR TRONG KHÔNG GIAN
I. LÝ THUYẾT
Vector trong không gian
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Xác định vector và các khái niệm có liên quan
Lời giải:
a. Các vector có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của hình hộp cùng phương với [imath]\overrightarrow{A B}[/imath] là
[imath]\overrightarrow{B A} ; \overrightarrow{C D} ; \overrightarrow{D C} ; \overrightarrow{A^{\prime} B^{\prime}} ; \overrightarrow{B^{\prime} A^{\prime}} ; \overrightarrow{C^{\prime} D^{\prime}} ; \overrightarrow{D^{\prime} C^{\prime}}[/imath]
b. Các vector có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của hình hộp cùng phương với [imath]\overrightarrow{A A^{\prime}}[/imath] là
[imath]\overrightarrow{A A^{\prime}} ; \overrightarrow{A^{\prime} A} ; \overrightarrow{B B^{\prime}} ; \overrightarrow{B^{\prime} B} ; \overrightarrow{C C^{\prime}} ; \overrightarrow{C^{\prime} C} ; \overrightarrow{D D^{\prime}} ; \overrightarrow{D^{\prime} D}[/imath]
Lời giải:
a. Ta có các vector thoả mãn là: [imath]\overrightarrow{OO'}= \overrightarrow{AA'} = \overrightarrow{BB'} = \overrightarrow{CC'}= \overrightarrow{DD'}[/imath].
b. Ta có các vector thỏa mãn là: [imath]\overrightarrow{AO} = \overrightarrow{A'O'} = \overrightarrow{OC}= \overrightarrow{O'C'}[/imath].
Dạng 2. Chứng minh đẳng thức vector
Lời giải:
Ta có:
[imath]\begin{aligned} \overrightarrow{AB} +\overrightarrow{CD} & =\overrightarrow{AD} + \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{CB} + \overrightarrow{BD} \\ & = \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{CB} + \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{BD} \\ & = \overrightarrow{AD} +\overrightarrow{CB} + \overrightarrow{0} \\ & = \overrightarrow{ AD} +\overrightarrow{CB} \end{aligned}[/imath]
Lời giải:
a.
Ta có: [imath]\overrightarrow{I J}=\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D J}[/imath] và [imath]\overrightarrow{I J}=\overrightarrow{I B}+\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{C J}[/imath]
[imath]\begin{aligned} \implies 2 \overrightarrow{I J} & =\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D J}+\overrightarrow{I B}+\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{C J} \\ & =(\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{I B})+(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C})+(\overrightarrow{D J}+\overrightarrow{C J})\\ & =\overrightarrow{0}+(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C})+\overrightarrow{0} \\ & =\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C} \end{aligned}[/imath]
b.
Ta có: [imath]\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}+\overrightarrow{M C}+\overrightarrow{M D}=4 \overrightarrow{M G}+\overrightarrow{G A}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}=4 \overrightarrow{M G}+2 \overrightarrow{G I}+2 \overrightarrow{G J}=4 \overrightarrow{M G}+2 \overrightarrow{0}=4 \overrightarrow{M G}[/imath]
(Vì [imath]I[/imath] là trung điểm của [imath]A B, J[/imath] là trung điểm của [imath]C D, G[/imath] là trung điểm của [imath]I J[/imath] )
Dạng 3. Tìm điểm thỏa mãn đẳng thức vector
Lời giải:
Gọi [imath]G, G'[/imath] là giao điểm các đường chéo của [imath]ABCD[/imath] và [imath]A_1B_1C_1D_1[/imath].
Khi đó ta có: [imath]\overrightarrow{OA} +\overrightarrow{OB} + \overrightarrow{OC} + \overrightarrow{OD} + \overrightarrow{OA_1} + \overrightarrow{OB_1} + \overrightarrow{OC_1} + \overrightarrow{OD_1} = \overrightarrow{GA} +\overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} + \overrightarrow{G'A_1}+ \overrightarrow{G'B_1} + \overrightarrow{G'C_1} + \overrightarrow{G'D_1} + 4(\overrightarrow{GO} +\overrightarrow{G'O}) = 4(\overrightarrow{GO} + \overrightarrow{G'O}) =\overrightarrow{0}[/imath]
[imath]\implies O[/imath] là trung điểm [imath]GG'[/imath].
Lời giải:
1. Ta có: [imath]\overrightarrow{AI} = \overrightarrow{AB }+\overrightarrow{AC }+ \overrightarrow{AD }[/imath]
Mà [imath](\overrightarrow{AB }+ \overrightarrow{ AC }) + \overrightarrow{AD }=\overrightarrow{AG }+ \overrightarrow{AD}[/imath] với [imath]G[/imath] là đỉnh còn lại của hình bình hành [imath]ABGC[/imath] vì [imath]\overrightarrow{AG} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}[/imath].
Vậy [imath]\overrightarrow{AI} = \overrightarrow{AG }+ \overrightarrow{AD}[/imath] với [imath]I[/imath] là đỉnh còn lại của hình bình hành [imath]AGID[/imath]. Do đó [imath]AI[/imath] là đường chéo của hình hộp có ba cạnh là [imath]AB, AC, AD[/imath].
2. Ta có: [imath]\overrightarrow{AH} = \overrightarrow{ AB} + \overrightarrow{AC} − \overrightarrow{AD}[/imath].
Mà [imath]( \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}) − \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{AG} − \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{DG}[/imath]
Vậy [imath]\overrightarrow{AH} = \overrightarrow{DG}[/imath] nên [imath]H[/imath] là đỉnh còn lại của hình bình hành [imath]ADGH[/imath].
3. Ta có: [imath]\overrightarrow{GA} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} = 4\overrightarrow{GP} + \overrightarrow{P D} =\overrightarrow{0 }[/imath]
[imath]\implies \overrightarrow{ P D} = 4\overrightarrow{P G}[/imath] với [imath]P[/imath] là trọng tâm tam giác [imath]ABC \implies G[/imath] là điểm nằm trên đoạn thẳng [imath]DP[/imath] sao cho [imath]P D = 4P G[/imath].
Điểm [imath]G[/imath] thỏa mãn đẳng thức trên gọi là trọng tâm tứ diện.
Dạng 4. Tích vô hướng của hai vector
Lời giải:
Ta có: [imath]V P=\dfrac{1}{4}\left(|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}-|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|^{2}\right)=\dfrac{1}{4}\left((\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b})^{2}-(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b})^{2}\right) \cdot=\dfrac{1}{4}\left(\overrightarrow{a}^{2}+\overrightarrow{b}^{2}+2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}-\left(\overrightarrow{a}{ }^{2}+\overrightarrow{b}^{2}-2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}\right)\right)=\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}= \mathrm{V T}[/imath]
Lời giải:
Ta có: [imath](\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A D}) \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}=\overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}=0\left(\right.[/imath] vì [imath]\left.A C \perp B^{\prime} D^{\prime} \Rightarrow \overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}=0\right)[/imath]
Lời giải:
+ Ta có: [imath]|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}=(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b})^{2}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}+2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}+2|\overrightarrow{a}| \cdot|\overrightarrow{b}| \cdot \cos (\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}) \cdot \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}=[/imath] [imath]2^{2}+3^{2}+2 \cdot 2 \cdot 3 \cdot \cos 120^{\circ}=7 \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=\sqrt{7}[/imath].
+ Ta có: [imath]|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|^{2}=(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b})^{2}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}-2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}-2|\overrightarrow{a}| \cdot|\overrightarrow{b}| \cdot \cos (\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}) \cdot \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}=[/imath] [imath]2^{2}+3^{2}-2 \cdot 2 \cdot 3 \cdot \cos 120^{\circ}=19 \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=\sqrt{19}[/imath]
Dạng 5. Chứng minh ba vector đồng phẳng
Lời giải:
Gọi [imath]P, Q[/imath] lần lượt là trung điểm của [imath]A C, B D[/imath].
Ta có: [imath]\begin{cases} PN \parallel MQ \\ PN = MQ = \dfrac{1}2 AD \end{cases} \implies MNPQ\, \text{ là hình bình hành}[/imath]
Mặt khác [imath](M N P Q)[/imath] chứa đường thẳng [imath]M N[/imath] và song song với các đường thẳng [imath]A D[/imath] và [imath]B C[/imath].
[imath]\implies[/imath] ba đường thẳng [imath]M N, A D, B C[/imath] cùng song song với một mặt phẳng. Do đó 3 vector [imath]\overrightarrow{B C}, \overrightarrow{A D}, \overrightarrow{M N}[/imath] đồng phẳng.
Lời giải:
Ta có : [imath]\overrightarrow{M N}=\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{B N} \Rightarrow 2 \overrightarrow{M N}=2 \overrightarrow{M A}+2 \overrightarrow{A B}+2 \overrightarrow{B N}[/imath] (1)
Mặt khác : [imath]\overrightarrow{M N}=\overrightarrow{M S}+\overrightarrow{S C}+\overrightarrow{C N}=-2 \overrightarrow{M A}+\overrightarrow{S C}+2 \overrightarrow{N B}[/imath] (2)
Cộng vế theo vế, ta được : [imath]3 \overrightarrow{M N}=\overrightarrow{S C}+2 \overrightarrow{A B}[/imath] hay [imath]\overrightarrow{M N}=\dfrac{1}{3} \overrightarrow{S C}+\dfrac{2}{3} \overrightarrow{A B}[/imath].
Vậy: [imath]\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{M N}, \overrightarrow{S C}[/imath] đồng phẳng.
Vẫn còn hai dạng nữa liên quan đến chủ đề này, mình sẽ cập nhật trong ngày mai. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ
VECTOR TRONG KHÔNG GIAN
I. LÝ THUYẾT
Vector trong không gian
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Xác định vector và các khái niệm có liên quan
Phương pháp giải: - Dựa vào định nghĩa của các khái niệm liên quan đến vector (xem mục 1) - Dựa vào tính chất hình học của các hình hình học cụ thể. |
Ví dụ 1: Cho hình hộp [imath]A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}[/imath]. Hāy xác định các vector (khác [imath]\overrightarrow{0}[/imath] ) có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của hình hộp [imath]A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}[/imath] và a. cùng phương với [imath]\overrightarrow{A B}[/imath]; b. cùng phương [imath]\overrightarrow{A A^{\prime}}[/imath]. |
Lời giải:
a. Các vector có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của hình hộp cùng phương với [imath]\overrightarrow{A B}[/imath] là
[imath]\overrightarrow{B A} ; \overrightarrow{C D} ; \overrightarrow{D C} ; \overrightarrow{A^{\prime} B^{\prime}} ; \overrightarrow{B^{\prime} A^{\prime}} ; \overrightarrow{C^{\prime} D^{\prime}} ; \overrightarrow{D^{\prime} C^{\prime}}[/imath]
b. Các vector có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của hình hộp cùng phương với [imath]\overrightarrow{A A^{\prime}}[/imath] là
[imath]\overrightarrow{A A^{\prime}} ; \overrightarrow{A^{\prime} A} ; \overrightarrow{B B^{\prime}} ; \overrightarrow{B^{\prime} B} ; \overrightarrow{C C^{\prime}} ; \overrightarrow{C^{\prime} C} ; \overrightarrow{D D^{\prime}} ; \overrightarrow{D^{\prime} D}[/imath]
Ví dụ 2: Cho hình lập phương [imath]ABCD.A'B'C'D'[/imath] . Gọi [imath]O, O'[/imath] lần lượt là các giao điểm của hai đường chéo của hai đáy. Hãy xác định các vector (khác [imath]\overrightarrow 0[/imath] ) có điểm đầu, điểm cuối là các đỉnh của hình lập phương [imath]ABCD.A'B'C'D'[/imath] sao cho: a. bằng [imath]\overrightarrow {OO'}[/imath]; b. bằng [imath]\overrightarrow {AO}[/imath]. |
Lời giải:
a. Ta có các vector thoả mãn là: [imath]\overrightarrow{OO'}= \overrightarrow{AA'} = \overrightarrow{BB'} = \overrightarrow{CC'}= \overrightarrow{DD'}[/imath].
b. Ta có các vector thỏa mãn là: [imath]\overrightarrow{AO} = \overrightarrow{A'O'} = \overrightarrow{OC}= \overrightarrow{O'C'}[/imath].
Dạng 2. Chứng minh đẳng thức vector
Phương pháp giải: Để chứng minh đẳng thức vector ta thường sử dụng: - Quy tắc cộng, quy tắc trừ ba điểm, quy tắc hình bình hành, quy tắc hình hộp. - Tính chất trung điểm, trọng tâm tam giác, tích một số với một vector... Để biến đổi vế này thành vế kia. |
Ví dụ 1: Cho bốn điểm [imath]A, B, C, D[/imath] bất kì trong không gian. Chứng minh rằng: [imath]\overrightarrow{AB} +\overrightarrow{CD} = \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{CB}[/imath] |
Lời giải:
Ta có:
[imath]\begin{aligned} \overrightarrow{AB} +\overrightarrow{CD} & =\overrightarrow{AD} + \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{CB} + \overrightarrow{BD} \\ & = \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{CB} + \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{BD} \\ & = \overrightarrow{AD} +\overrightarrow{CB} + \overrightarrow{0} \\ & = \overrightarrow{ AD} +\overrightarrow{CB} \end{aligned}[/imath]
Ví dụ 2: Cho tứ diện [imath]A, B, C, D[/imath]. Gọi [imath]I, J[/imath] lần lượt là trung điểm của [imath]A B, C D[/imath]. a. Chứng minh rằng: [imath]\overrightarrow{I J}=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C})[/imath] b. Cho [imath]G[/imath] là trung điểm của [imath]I, J[/imath]. Chứng minh rằng: [imath]4 \overrightarrow{M G}=\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}+\overrightarrow{M C}+\overrightarrow{M D}[/imath], với mọi điểm [imath]M[/imath] trong không gian. |
Lời giải:
a.
Ta có: [imath]\overrightarrow{I J}=\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D J}[/imath] và [imath]\overrightarrow{I J}=\overrightarrow{I B}+\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{C J}[/imath]
[imath]\begin{aligned} \implies 2 \overrightarrow{I J} & =\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D J}+\overrightarrow{I B}+\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{C J} \\ & =(\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{I B})+(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C})+(\overrightarrow{D J}+\overrightarrow{C J})\\ & =\overrightarrow{0}+(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C})+\overrightarrow{0} \\ & =\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C} \end{aligned}[/imath]
b.
Ta có: [imath]\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}+\overrightarrow{M C}+\overrightarrow{M D}=4 \overrightarrow{M G}+\overrightarrow{G A}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}=4 \overrightarrow{M G}+2 \overrightarrow{G I}+2 \overrightarrow{G J}=4 \overrightarrow{M G}+2 \overrightarrow{0}=4 \overrightarrow{M G}[/imath]
(Vì [imath]I[/imath] là trung điểm của [imath]A B, J[/imath] là trung điểm của [imath]C D, G[/imath] là trung điểm của [imath]I J[/imath] )
Dạng 3. Tìm điểm thỏa mãn đẳng thức vector
Phương pháp giải: Dựa vào các yếu tố cố định như điểm và vector - Các bước thực hành giải toán: 1. Biến đổi đẳng thúc véc-tó cho trước về dạng: [imath]\overrightarrow{O M}=\overrightarrow{v}[/imath]. Trong đó: Điểm [imath]O[/imath] và vector [imath]\overrightarrow{v}[/imath] đã biết. 2. Nếu muốn dựng điểm [imath]M[/imath], ta lấy [imath]O[/imath] làm gốc dựng một vector bằng vector [imath]\overrightarrow{v}[/imath], khi đó điểm ngọn củavector này chính là [imath]M[/imath]. - Ứng dụng tính chất tâm tỉ cự của hệ điểm: Với các điểm [imath]A_{1}, A_{2}, \cdots, A_{n}[/imath] và các số [imath]\alpha_{1}, \alpha_{2}, \cdots, \alpha_{n}[/imath] thỏa mãn điều kiên [imath]\displaystyle \sum \limits_{i=1}^{n} a_{i} \neq 0[/imath]. Tồn tại duy nhất điểm [imath]M[/imath] sao cho: [imath]\displaystyle \sum \limits_{i=1}^{n} \alpha_{i} \overrightarrow{M A_{i}}=\overrightarrow{0}[/imath]. Điểm [imath]M[/imath] như vậy gọi là tâm tỉ cự của hệ điểm [imath]\left\{A_{1}, A_{2}, \cdots, A_{n}\right\}[/imath] với các hệ số tương ứng là [imath]\left\{\alpha_{1}, \alpha_{2}, \cdots, \alpha_{n}\right\}[/imath]. Trong trường hợp [imath]\alpha_{i}=\alpha_{j} \forall i, j[/imath] điểm [imath]M[/imath] gọi là trọng tâm của hệ điểm [imath]\left\{A_{1}, A_{2}, \cdots, A_{n}\right\}[/imath]. - Một số kết quả thường sử dụng: Với [imath]A, B, C[/imath] là các điểm cố định, [imath]\overrightarrow{v}[/imath] là vector đã biết: (1) [imath]\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}=\overrightarrow{0} \implies M[/imath] là trung điểm [imath]A B[/imath]. (2) Nếu [imath]A, B, C[/imath] không thẳng hàng thì [imath]\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}+\overrightarrow{M C}=\overrightarrow{0} \implies M[/imath] là trọng tâm tam giác [imath]A B C[/imath]. (3) Tập hợp điểm [imath]M[/imath] thỏa mãn [imath]|\overrightarrow{M A}|=|\overrightarrow{M B}|[/imath] là mặt phẳng trung trực của [imath]A B[/imath]. (4) Tập hợp điểm [imath]M[/imath] thỏa mãn [imath]|\overrightarrow{M C}|=k|\overrightarrow{A B}|[/imath] là mặt cầu tâm [imath]C[/imath] bán kính bằng [imath]k\cdot AB[/imath]. |
Ví dụ 1: Cho hình hộp [imath]ABCD.A_1B_1C_1D_1[/imath]. Xác định vị trí điểm [imath]O[/imath] sao cho: [imath]\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B}+\overrightarrow{O C}+\overrightarrow{O D}+\overrightarrow{O A_{1}}+\overrightarrow{O B_{1}}+\overrightarrow{O C_{1}}+\overrightarrow{O D_{1}}=\overrightarrow{0}[/imath]. |
Lời giải:
Gọi [imath]G, G'[/imath] là giao điểm các đường chéo của [imath]ABCD[/imath] và [imath]A_1B_1C_1D_1[/imath].
Khi đó ta có: [imath]\overrightarrow{OA} +\overrightarrow{OB} + \overrightarrow{OC} + \overrightarrow{OD} + \overrightarrow{OA_1} + \overrightarrow{OB_1} + \overrightarrow{OC_1} + \overrightarrow{OD_1} = \overrightarrow{GA} +\overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} + \overrightarrow{G'A_1}+ \overrightarrow{G'B_1} + \overrightarrow{G'C_1} + \overrightarrow{G'D_1} + 4(\overrightarrow{GO} +\overrightarrow{G'O}) = 4(\overrightarrow{GO} + \overrightarrow{G'O}) =\overrightarrow{0}[/imath]
[imath]\implies O[/imath] là trung điểm [imath]GG'[/imath].
Ví dụ 2. Cho tứ diện [imath]ABCD[/imath]. Xác định các điểm [imath]I, H, G[/imath] thỏa mãn: 1. [imath]\overrightarrow{AI} = \overrightarrow{AB} +\overrightarrow{ AC} + \overrightarrow{AD}[/imath]. 2. [imath]\overrightarrow{AH} = \overrightarrow{AB} +\overrightarrow{AC} − \overrightarrow{AD}[/imath]. 3. [imath]\overrightarrow{GA} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} = \overrightarrow{0}[/imath]. |
Lời giải:
1. Ta có: [imath]\overrightarrow{AI} = \overrightarrow{AB }+\overrightarrow{AC }+ \overrightarrow{AD }[/imath]
Mà [imath](\overrightarrow{AB }+ \overrightarrow{ AC }) + \overrightarrow{AD }=\overrightarrow{AG }+ \overrightarrow{AD}[/imath] với [imath]G[/imath] là đỉnh còn lại của hình bình hành [imath]ABGC[/imath] vì [imath]\overrightarrow{AG} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}[/imath].
Vậy [imath]\overrightarrow{AI} = \overrightarrow{AG }+ \overrightarrow{AD}[/imath] với [imath]I[/imath] là đỉnh còn lại của hình bình hành [imath]AGID[/imath]. Do đó [imath]AI[/imath] là đường chéo của hình hộp có ba cạnh là [imath]AB, AC, AD[/imath].
2. Ta có: [imath]\overrightarrow{AH} = \overrightarrow{ AB} + \overrightarrow{AC} − \overrightarrow{AD}[/imath].
Mà [imath]( \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}) − \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{AG} − \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{DG}[/imath]
Vậy [imath]\overrightarrow{AH} = \overrightarrow{DG}[/imath] nên [imath]H[/imath] là đỉnh còn lại của hình bình hành [imath]ADGH[/imath].
3. Ta có: [imath]\overrightarrow{GA} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} = 4\overrightarrow{GP} + \overrightarrow{P D} =\overrightarrow{0 }[/imath]
[imath]\implies \overrightarrow{ P D} = 4\overrightarrow{P G}[/imath] với [imath]P[/imath] là trọng tâm tam giác [imath]ABC \implies G[/imath] là điểm nằm trên đoạn thẳng [imath]DP[/imath] sao cho [imath]P D = 4P G[/imath].
Điểm [imath]G[/imath] thỏa mãn đẳng thức trên gọi là trọng tâm tứ diện.
Dạng 4. Tích vô hướng của hai vector
Phương pháp giải: Dựa vào định nghĩa và tính chất của tích vô hướng (xem mục 6), các quy tắc tính toán véc-tơ (xem mục 2) và các hệ thức véc-tơ trọng tâm (xem mục 3) để giải toán. |
Ví dụ 1: Cho hai vector [imath]\overrightarrow{a}[/imath] và [imath]\overrightarrow{b}[/imath]. Chứng minh rằng: [imath]\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=\dfrac{1}{4}\left(|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}-|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|^{2}\right)[/imath] |
Lời giải:
Ta có: [imath]V P=\dfrac{1}{4}\left(|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}-|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|^{2}\right)=\dfrac{1}{4}\left((\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b})^{2}-(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b})^{2}\right) \cdot=\dfrac{1}{4}\left(\overrightarrow{a}^{2}+\overrightarrow{b}^{2}+2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}-\left(\overrightarrow{a}{ }^{2}+\overrightarrow{b}^{2}-2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}\right)\right)=\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}= \mathrm{V T}[/imath]
Ví dụ 2: Cho hình lập phương [imath]A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}[/imath] có cạnh bằng [imath]a[/imath]. Tính [imath](\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A D}) \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}[/imath]. |
Lời giải:
Ta có: [imath](\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A D}) \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}=\overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}=0\left(\right.[/imath] vì [imath]\left.A C \perp B^{\prime} D^{\prime} \Rightarrow \overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{B^{\prime} D^{\prime}}=0\right)[/imath]
Ví dụ 3: Cho [imath]|\overrightarrow{a}|=2,|\overrightarrow{b}|=3,(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b})=120^{\circ} .[/imath] Tính [imath]|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|[/imath] và [imath]|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|[/imath] |
Lời giải:
+ Ta có: [imath]|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}=(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b})^{2}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}+2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}+2|\overrightarrow{a}| \cdot|\overrightarrow{b}| \cdot \cos (\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}) \cdot \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}=[/imath] [imath]2^{2}+3^{2}+2 \cdot 2 \cdot 3 \cdot \cos 120^{\circ}=7 \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=\sqrt{7}[/imath].
+ Ta có: [imath]|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|^{2}=(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b})^{2}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}-2 \overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=|\overrightarrow{a}|^{2}+|\overrightarrow{b}|^{2}-2|\overrightarrow{a}| \cdot|\overrightarrow{b}| \cdot \cos (\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}) \cdot \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|^{2}=[/imath] [imath]2^{2}+3^{2}-2 \cdot 2 \cdot 3 \cdot \cos 120^{\circ}=19 \Rightarrow|\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}|=\sqrt{19}[/imath]
Dạng 5. Chứng minh ba vector đồng phẳng
Phương pháp giải: Để chứng minh ba vector đồng phẳng, ta có thể chứng minh bằng một trong hai cách: - Chứng minh các giá của ba vector cùng song song với một mặt phẳng. - Dựa vào điều kiện để ba véc-tơ đồng phẳng : Nếu có [imath]m, n \in \mathbb R : \overrightarrow c = m\overrightarrow a + n \overrightarrow b thì \overrightarrow a , \overrightarrow b , \overrightarrow c[/imath] đồng phẳng. |
Ví dụ 1: Cho tứ diện [imath]ABCD[/imath]. Gọi [imath]M, N[/imath] lần lượt là trung điểm của [imath]AB[/imath] và [imath]CD[/imath]. Chứng minh rẳng 3 vector [imath]\overrightarrow{BC}, \overrightarrow{AD}, \overrightarrow{MN}[/imath] đồng phẳng. |
Lời giải:
Gọi [imath]P, Q[/imath] lần lượt là trung điểm của [imath]A C, B D[/imath].
Ta có: [imath]\begin{cases} PN \parallel MQ \\ PN = MQ = \dfrac{1}2 AD \end{cases} \implies MNPQ\, \text{ là hình bình hành}[/imath]
Mặt khác [imath](M N P Q)[/imath] chứa đường thẳng [imath]M N[/imath] và song song với các đường thẳng [imath]A D[/imath] và [imath]B C[/imath].
[imath]\implies[/imath] ba đường thẳng [imath]M N, A D, B C[/imath] cùng song song với một mặt phẳng. Do đó 3 vector [imath]\overrightarrow{B C}, \overrightarrow{A D}, \overrightarrow{M N}[/imath] đồng phẳng.
Ví dụ 2: Cho tam giác [imath]A B C[/imath]. Lấy điểm [imath]S[/imath] nằm ngoài mặt phẳng [imath](A B C)[/imath]. Trên đoạn [imath]S A[/imath] lấy điểm [imath]M[/imath] sao cho [imath]\overrightarrow{M S}=-2 \overrightarrow{M A}[/imath] và trên đoạn [imath]B C[/imath] lấy điểm [imath]N[/imath] sao cho [imath]\overrightarrow{N B}=-\dfrac{1}{2} \overrightarrow{N C}[/imath]. Chứng minh rằng ba vector [imath]\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{M N}, \overrightarrow{S C}[/imath] đồng phẳng. |
Lời giải:
Ta có : [imath]\overrightarrow{M N}=\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{B N} \Rightarrow 2 \overrightarrow{M N}=2 \overrightarrow{M A}+2 \overrightarrow{A B}+2 \overrightarrow{B N}[/imath] (1)
Mặt khác : [imath]\overrightarrow{M N}=\overrightarrow{M S}+\overrightarrow{S C}+\overrightarrow{C N}=-2 \overrightarrow{M A}+\overrightarrow{S C}+2 \overrightarrow{N B}[/imath] (2)
Cộng vế theo vế, ta được : [imath]3 \overrightarrow{M N}=\overrightarrow{S C}+2 \overrightarrow{A B}[/imath] hay [imath]\overrightarrow{M N}=\dfrac{1}{3} \overrightarrow{S C}+\dfrac{2}{3} \overrightarrow{A B}[/imath].
Vậy: [imath]\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{M N}, \overrightarrow{S C}[/imath] đồng phẳng.
Vẫn còn hai dạng nữa liên quan đến chủ đề này, mình sẽ cập nhật trong ngày mai. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ