P
phamdangtrieu


Bên cạnh chủ đề “ ôn tập lý thuyết sinh” , mình làm thêm chủ đề này hy vọng có thể chia sẻ nhưng kinh nghiệm ít ỏi của mình với các bạn. Mấy bài này là những bài khiến mình đau đầu khi làm đề thi thử( có thể có bài dễ đối với các bạn), mình tích góp lại, rồi tham khảo, hỏi han, tìm tòi, cóp py… đủ trò… để có được những kinh nghiệm này. Mình cũng không chắc chắn tất cả đều đúng, vì chỉ có một mình với “ Thầy Google”( năm 2 rồi, cũng chẳng đi học thêm ở đâu). Các bạn vào đây tham khảo rồi có gì hay se với mọi người nha. Hy vọng giúp được gì đó, đặc biệt là mấy bạn năm 1, đừng để phải “ một mình với cái… nóc nhà, ngoảnh đi ngoảnh lại mình ta với ta”
)
)
) như mình. Cảm ơn rất rất nhiều!!! 



Sau đây là 5 bài đầu tiên:
Câu 37: ở lòai đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép ; d : dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền của cây F1
A.Kiểu gen của F1 Bb AD/ad, fA/D = 20% B.Kiểu gen của F1Aa BD/bd,fB/D =20%
C. Kiểu gen của F1 Bb Ad/aD , fA/D = 20% D. A hoặc B
Câu này dùng chính đáp án để thử. Chú ý: A, B có vai trò như nhau.
Câu 25. Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra mùi thơm trong mồ hôi. Người có alen trội M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen M bằng 0,95. Xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái có khả năng tiết chất mùi thơm nói trên là
A. 2,5.10-3. B. 0,9975. C. 1,25.10-3 D. 0,25.10-3.
Câu này không khó. Có điều bị nhầm tưởng bố mẹ đều có KG ( Mm).
Ở đây phải có đến 3 TH xảy ra: Mm x Mm, Mm x mm, mm x mm.
Làm nhanh chỉ cần tính: 0,05^2 x 0,5. Do QT cân bằng.
Câu 20. Ở một loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc XY). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài trên có kiểu gen AaBbCcXdEXDe, người ta thấy 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
A. 12 hoặc 1. B. 16 hoặc 12. C. 12 hoặc 16. D. 12 hoặc 32
Đầu tiên:3 cặp NST thường và hai NST giới tính nên tối đa tạo ra 32 loại giao tử
Nếu tế bào đang xét là XX thì để tạo ra 32 loại giao tử cần tối đa 32 tế bào!
Nếu tế bào đang xét là XY thì ta chú ý đến quá trình giảm phân của nó:
+Nếu gp bình thường thì tạo ra 2 loại giao tử
+Nếu có trao đổi chéo thì tạo ra 4 loại giao tử
Do đó:gọi số tế bào XY là a thì a/3 tể bào xảy ra trao đổi chéo,2a/3 tế bào không xảy ra trao đổi chéo
=>4.a/3+2.(2a/3)=32.Giải pt tìm được a=12
Câu 40: Trong một phép lai phân tích thu được kết quả 42 quả tròn, hoa vàng; 108 quả tròn, hoa trắng; 258 quả dài, hoa vàng; 192 quả dài, hoa trắng. Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định.
Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai phân tích trên có thể là
A. AD/ad Bb x ad/ad bb, hoán vị gen với tần số 28%.
B. Ad/aD Bb x ad/ad bb, hoán vị gen với tần số 28%.
C. AD/ad Bb x ad/ad bb, liên kết gen hoàn toàn.
D. Ad/aDBb x ad/ad bb, liên kết gen hoàn toàn.
Muốn giải bài tóan lai có nhiều cặp tính trạng, đầu tiên ta phải tính ra tỷ lệ phần trăm từng kiểu hình.
tỷ lệ bài cho là:
7% tròn, vàng : 18% tròn trắng
43% dài, vàng : 32% dài, tráng
Bây giờ xét sự phân tính từng cặp tính trạng, lưu ý đây là phép lai phân tích nên từ tỷ lệ kiểu hình ta có thể suy ra tỷ lệ giao tử.
1 tròn: 3dài Suy ra: tính trạng do hai gen tương tác bổ trợ quy định. Hai gen có vai tròn như nhau
1AaBb ( tròn)
1Aabb
1aaBb dài
1aabb
1 vàng : 1 trắng Suy ra: do 1 gen quy định.
Bây giờ xét xem có phải phân ly độc lập ko? Nhìn là thấy ko? Cũng ko thể nào liên kết hòan tòan đươc. Vậy chỉ có thể là một gen quy định dạng hat ( tạm ký hiệu A,a) liên kết vs 1 gen quy định màu sắc(d,D)
bây giờ chọn 1 kiểu hình, kiểu hình nào dễ dàng biết kiểu gen, để tính tỷ lệ giao tử. Mình chọn tròn, trắng vì biết chắc kiểu gen là( AaBb,dd) tạo ra từ giao tử là abd và ABd.
Vậy ABd=0.18 Suy ra: nó là giao tử liên kết. Vậy kiểu gen là liên kết đối, tần số hóan vị thì là 2(25-18)/0.5=28
Vì có đến 2 cặp NST phân ly nên giao tử mang gen hóan vị chỉ chiếm ko quá 25% ( chứ ko phải 50 như vs 1 cặp NST)
Câu 7: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Khi thu hoạch, thống kê ở một quần thể, người ta thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó kiểu hình hạt dài trắng chiếm tỷ lệ 4%, biết rằng tỷ lệ hạt tròn, trắng khác tỷ lệ hạt dài, đỏ. Tỷ lệ kiểu hình hạt tròn, đỏ đồng hợp trong quần thể là
A. 54%. B. 1%. C. 9%. D. 63%
Từ dữ kiện màu đỏ ta có thể khẳng định 2 gen thuộc 2 cặp NST khác nhau mặc dù có tỉ lệ KH lặn là 0,04, giống như hoán vị. Lúc này dựa vào bài toán di truyền học QT...
.....................
“Càng học thấy mình càng ngu, nhưng càng ngu lại càng phải học.”


























Sau đây là 5 bài đầu tiên:
Câu 37: ở lòai đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép ; d : dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền của cây F1
A.Kiểu gen của F1 Bb AD/ad, fA/D = 20% B.Kiểu gen của F1Aa BD/bd,fB/D =20%
C. Kiểu gen của F1 Bb Ad/aD , fA/D = 20% D. A hoặc B
Câu này dùng chính đáp án để thử. Chú ý: A, B có vai trò như nhau.
Câu 25. Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra mùi thơm trong mồ hôi. Người có alen trội M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen M bằng 0,95. Xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái có khả năng tiết chất mùi thơm nói trên là
A. 2,5.10-3. B. 0,9975. C. 1,25.10-3 D. 0,25.10-3.
Câu này không khó. Có điều bị nhầm tưởng bố mẹ đều có KG ( Mm).
Ở đây phải có đến 3 TH xảy ra: Mm x Mm, Mm x mm, mm x mm.
Làm nhanh chỉ cần tính: 0,05^2 x 0,5. Do QT cân bằng.
Câu 20. Ở một loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc XY). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài trên có kiểu gen AaBbCcXdEXDe, người ta thấy 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
A. 12 hoặc 1. B. 16 hoặc 12. C. 12 hoặc 16. D. 12 hoặc 32
Đầu tiên:3 cặp NST thường và hai NST giới tính nên tối đa tạo ra 32 loại giao tử
Nếu tế bào đang xét là XX thì để tạo ra 32 loại giao tử cần tối đa 32 tế bào!
Nếu tế bào đang xét là XY thì ta chú ý đến quá trình giảm phân của nó:
+Nếu gp bình thường thì tạo ra 2 loại giao tử
+Nếu có trao đổi chéo thì tạo ra 4 loại giao tử
Do đó:gọi số tế bào XY là a thì a/3 tể bào xảy ra trao đổi chéo,2a/3 tế bào không xảy ra trao đổi chéo
=>4.a/3+2.(2a/3)=32.Giải pt tìm được a=12
Câu 40: Trong một phép lai phân tích thu được kết quả 42 quả tròn, hoa vàng; 108 quả tròn, hoa trắng; 258 quả dài, hoa vàng; 192 quả dài, hoa trắng. Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định.
Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai phân tích trên có thể là
A. AD/ad Bb x ad/ad bb, hoán vị gen với tần số 28%.
B. Ad/aD Bb x ad/ad bb, hoán vị gen với tần số 28%.
C. AD/ad Bb x ad/ad bb, liên kết gen hoàn toàn.
D. Ad/aDBb x ad/ad bb, liên kết gen hoàn toàn.
Muốn giải bài tóan lai có nhiều cặp tính trạng, đầu tiên ta phải tính ra tỷ lệ phần trăm từng kiểu hình.
tỷ lệ bài cho là:
7% tròn, vàng : 18% tròn trắng
43% dài, vàng : 32% dài, tráng
Bây giờ xét sự phân tính từng cặp tính trạng, lưu ý đây là phép lai phân tích nên từ tỷ lệ kiểu hình ta có thể suy ra tỷ lệ giao tử.
1 tròn: 3dài Suy ra: tính trạng do hai gen tương tác bổ trợ quy định. Hai gen có vai tròn như nhau
1AaBb ( tròn)
1Aabb
1aaBb dài
1aabb
1 vàng : 1 trắng Suy ra: do 1 gen quy định.
Bây giờ xét xem có phải phân ly độc lập ko? Nhìn là thấy ko? Cũng ko thể nào liên kết hòan tòan đươc. Vậy chỉ có thể là một gen quy định dạng hat ( tạm ký hiệu A,a) liên kết vs 1 gen quy định màu sắc(d,D)
bây giờ chọn 1 kiểu hình, kiểu hình nào dễ dàng biết kiểu gen, để tính tỷ lệ giao tử. Mình chọn tròn, trắng vì biết chắc kiểu gen là( AaBb,dd) tạo ra từ giao tử là abd và ABd.
Vậy ABd=0.18 Suy ra: nó là giao tử liên kết. Vậy kiểu gen là liên kết đối, tần số hóan vị thì là 2(25-18)/0.5=28
Vì có đến 2 cặp NST phân ly nên giao tử mang gen hóan vị chỉ chiếm ko quá 25% ( chứ ko phải 50 như vs 1 cặp NST)
Câu 7: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Khi thu hoạch, thống kê ở một quần thể, người ta thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó kiểu hình hạt dài trắng chiếm tỷ lệ 4%, biết rằng tỷ lệ hạt tròn, trắng khác tỷ lệ hạt dài, đỏ. Tỷ lệ kiểu hình hạt tròn, đỏ đồng hợp trong quần thể là
A. 54%. B. 1%. C. 9%. D. 63%
Từ dữ kiện màu đỏ ta có thể khẳng định 2 gen thuộc 2 cặp NST khác nhau mặc dù có tỉ lệ KH lặn là 0,04, giống như hoán vị. Lúc này dựa vào bài toán di truyền học QT...
.....................
“Càng học thấy mình càng ngu, nhưng càng ngu lại càng phải học.”
Last edited by a moderator: