Sinh 9 CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ĐỘT BIẾN DỊ BỘI

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
973
2,534
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào :> , hôm nay mình muốn chia sẻ cho các bạn về các dạng có trong đột biến dị bội _gh_
Topic này gồm có 4 dạng như sau
- Dạng 1 : Xác định số NST trong tế bào thể lệch bội
- Dạng 2 : Cơ chế xuất hiện giao tử đột biến
- Dạng 3 : Xác định giao tử của thể ba nhiễm
- Dạng 4 : Biết gen trội , lặn, kiểu gen của P , xác định kết quả phép lai.
-------------------------
DẠNG 1 : XÁC ĐỊNH SỐ NST TRONG TẾ BÀO THỂ LỆCH BỘI
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
-Các loại thể lệch bội gồm :
+ Thể ba nhiễm (2n+1)
+ Thể một nhiễm (2n-1)
+ Thể bốn nhiễm (2n+2)
+ Thể không nhiễm (thể khuyết) (2n-2)
+ Thể một kép (2n-1-1)
+ Thể ba kép (2n+1+1)

Bài tập áp dụng :
Một loài có số lượng NST trong bộ lưỡng bội 2n = 32 .
1.Khi quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu NST ở :
a.Thể ba nhiễm
b.Thể ba kép
c.Thể một nhiễm
d.Thể một kép
e.Thể bốn nhiễm
g.Thể khuyết nhiễm
2.Loại nào thường gặp hơn trong các loại trên? Vì sao?
Gợi ý :
1.
a. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là (2n+1) = 32+1 = 33 NST
b. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba kép là : (2n+1+1) = 34 NST
c.Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một là : (2n-1) = 31 NST
d.Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một kép là : (2n-1-1) = 30 NST
e.Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể bốn là : (2n+2) = 34 NST
g.Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể không là : (2n-2) = 30 NST
2.
-Trong các loại trên thường gặp loại thể ba (2n+1) và thể một (2n-1).
-Vì tần số đột biến với mỗi cặp NST tương đồng thấp , do vậy thường chỉ xảy ra rối loạn cơ chế phân li NST ở 1 cặp NST tương đồng hơn là nhiều cặp.
Ví dụ 2:
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I,II,III,IV,V ) , khi khảo sát một quần thể của loài này , người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a,b,c) . Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:


12.jpg

Xác định tên gọi của các thể đột biến trên?
@thinhminhlan @Thaoan0207 @Nguyễn Thúy Hà 94
---------------
Cùng đón chờ dạng thứ 2 : Cơ chế xuất hiện giao tử đột biến :Tonton9
Đừng quên ghé qua : Tổng hợp kiến thức Sinh 9Các dạng bài tập trong sinh 9 từ CƠ BẢN đến NÂNG CAO
 
Last edited:

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
973
2,534
316
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3

XÁC ĐỊNH GIAO TỬ CỦA THỂ BA NHIỄM VÀ THỂ TỨ BỘI


PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
- Thể ba nhiễm (2n+1) tạo ra các loại giao tử mang 2 NST và loại mang 1 NST của cặp
- Để dễ dàng viết giao tử và tránh sót thì chúng ta sẽ dùng sơ đồ tam giác
Ví dụ : Viết các giao tử có thể có của các KG sau:
Aaa
boxsinhhmf.png
Quan sát sơ đồ trên đầu tiên có thể xác định được các giao tử ở các đỉnh tam giác bao gồm : [imath]1A:2a[/imath] tiếp đến là các cạnh của tam giác , ta xác định được các giao tử mang 2 NST gồm : [imath]2Aa:1aa[/imath]
Vậy KG Aaa tạo ra các loại giao tử là : [imath]1A:2a:2Aa:1aa[/imath]
aaa
Làm tương tự như KG Aaa ta xác định được KG aaa tạo ra các giao tử là : [imath]3a:3aa[/imath]
boxsinhhmf.png

THỂ TỨ BỘI (4n)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Thể tứ bội tạo loại giao tử có khả năng thụ tinh mang bộ lưỡng bội 2n.
- Khi xác định tỉ lệ giữa các loại giao tử ta dùng sơ đồ "hình tứ giác" để tổ hợp.(Do đó , khác với thể ba nhiễm , giao tử được tính ở các đỉnh tam giác thì ở thể tứ bội , giao tử chỉ tính ở các cạnh và đường chéo của tứ giác)
Ví dụ : Xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể tứ bội có KG sau :
- aaaa : cá thể chỉ tạo 1 loại giao tử [imath]aa[/imath]
-Aaaa: Sơ đồ hình tứ giác
Quan sát hình ta thấy được , các giao tử tạo ra của KG là : [imath]3Aa:3aa=1Aa:1aa[/imath]
boxsinhhmf.png
-AAaa : Giao tử của KG này là [imath]1AA:4Aa:1aa[/imath]
boxsinhhmf.png
(Các loại KG khác viết tương tự)

PHÉP LAI GIỮA CÁC CÁ THỂ CÓ KIỂU GEN MANG THỂ BA NHIỄM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI
-Tương tự như loại bài toán "Lai một cặp tính trạng/Hai cặp tính trạng hay Liên kết gen" ta có ba bước cơ bản sau:
+Quy ước gen
+Xác định tỉ lệ giao tử của P
+Lập sơ đồ lai suy ra tỉ lệ KG , tỉ lệ KH
Ví dụ cơ bản : Cho A quy định cây cao , a quy định cây thấp.
1.Viết KG của cây thân cao , cây thân thấp lệch bội thuộc thể ba nhiễm.
2.Cho P : Aaa x aaa . Hãy xác định kết quả F1.
Hướng dẫn :
1. Cây thân cao có thể có KG : AAA ; AAa ; Aaa
Cây thân thấp có thể có KG : aaa
2.
P: Aaa x aaa
G: [imath]\dfrac{1}{6}A:\dfrac{2}{6}Aa:\dfrac{2}{6}a:\dfrac{1}{6}aa[/imath] ; [imath]\dfrac{1}{2}a:\dfrac{1}{2}aa[/imath]
KG F1 :
[imath]\dfrac{1}{6}A[/imath][imath]\dfrac{2}{6}Aa[/imath][imath]\dfrac{2}{6}a[/imath][imath]\dfrac{1}{6}aa[/imath]
[imath]\dfrac{1}{2}a[/imath][imath]\dfrac{1}{12}Aa[/imath][imath]\dfrac{2}{12}Aaa[/imath][imath]\dfrac{2}{12}aa[/imath][imath]\dfrac{1}{12}aaa[/imath]
[imath]\dfrac{1}{2}aa[/imath][imath]\dfrac{1}{12}Aaa[/imath][imath]\dfrac{2}{12}Aaaa[/imath][imath]\dfrac{2}{12}aaa[/imath][imath]\dfrac{1}{12}aaaa[/imath]
KH F1 : 1 cao : 1 thấp
(Bạn có thể lấy ví dụ P : Aaa x Aaa ; AAa x Aaa)
Nếu P : Aaa x Aaa thì sẽ được kết quả F1 : 5 cao : 1 thấp
Nếu P : AAa x Aaa thì được kết quả F1 : 3 cao : 1 thấp
(Theo mình thấy thì thường dạng bài này ít bắt phải tìm kiểu gen của đời con và chỉ bắt tính tỉ lệ kiểu hình . Do đó nếu đề bài chỉ cần tính KH thì bạn chỉ cần quan tâm tỉ lệ giao tử a và aa ở hai bên P . Mình lấy ví dụ ở bài trên P : Aaa x aaa trong đó Aaa cho [imath]\dfrac{2}{6}a:\dfrac{1}{6}aa[/imath]
aaa cho [imath]\dfrac{1}{2}a:\dfrac{1}{2}aa[/imath]
Nhân lại như vầy : ([imath]\dfrac{2}{6}a:\dfrac{1}{6}aa[/imath])x([imath]\dfrac{1}{2}a:\dfrac{1}{2}aa[/imath]) = Tỉ lệ KH cây thấp
Từ KH cây thấp => được KH cây cao bằng cách lấy 1 - tỉ lệ KH cây thấp

(Đối với phương pháp làm bài toán lai với P mang KG thể tứ bội cũng tương tự , chúc bạn học tốt! Mong rằng qua topic có thể giúp bạn học tốt môn Sinh :>)
--------------------------
 
Top Bottom