vì cuộc chiến tranh này phản ánh sự xung đột về ý thức hệ giữa hai phe. Việt Nam sau khi theo phe xã hội chủ nghĩa đô được truyền cảm hứng từ thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đại thắng quân đội Phát xít và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, điều này làm phe tư bản chủ nghĩa lo ngại. Họ lo ngại vì sợ nếu chủ nghĩa xã hội sẽ bám chân ở Việt Nam thì sẽ lan rộng sang các nước khác ở Đông Nam Á (hiệu ứng domino), với lại lúc này Mĩ cũng muốn có chỗ đứng ở Viễn Đông để tranh giành ảnh hưởng với Anh, Pháp với ý đồ sau cùng: bá chủ thế giới. Ngoài ra, Việt Nam nằm ở vị trí địa lý quá đặc biệt: nằm ngay ở ngã ba đường hàng hải từ Đông - Tây qua đường Biển Đông; Việt Nam có nhiều cảng thị nhưng cảng tốt nhất là cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn và một nơi nữa là Singapore - quá thuận lợi cho hoạt động buôn bán và mậu dịch. Việt Nam lại có nơi cao nhất là Tây Nguyên, nơi mà người Pháp trước đó có lần đã tuyên bố: ai chiếm được Tây Nguyên coi như làm chủ được miền Nam Việt Nam. Cảng Đà Nẵng có vị trí được xem là "đắc địa" nhất Việt Nam với hệ thống bờ bãi, chỗ tàu neo đậu - đó chính là lý do vì sao mà Pháp (1858) và sau này là Mĩ (1965) lại chọn Đà Nẵng là nơi tiến quân đầu tiên mà không phải là các nơi khác như Hải Phòng, Sài Gòn, Quy Nhơn, Hà Tiên... Hai bên muốn dùng chiến tranh Việt Nam để gây ảnh hưởng lẫn nhau
Trong cuộc chiến tranh này, hai bên đều gián tiếp (hay trực tiếp) đấu tranh với nhau tại Việt Nam nhằm mục đích gây ảnh hưởng và hơn nữa là hai bên muốn dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm các chiến lược xem coi ai hơn ai ? Trước khi Mĩ xâm nhập Việt Nam, Liên Xô đi trước một bước trong việc thiết lập ngày quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1950 nhằm xác lập ngày chỗ đứng trong khi Mĩ vướng bận vào chiến tranh Triều Tiên - một nước có quá nhanh và quá nguy hiểm của Liên Xô đã ngay lập tức được Mĩ trả đũa. Việt Nam có Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ mọi mặt về lương thực, vũ khí thì Mĩ lập tức dùng tay sai Ngô Đình Diệm và vua Bảo Đại chống phá lại, ký với họ các Hiệp ước (đầu tiên là Hiệp định Elysee và sau là Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương) nhằm ràng buộc chính quyền tay về phía mình, với ý đồ dùng bọn tay sai làm "tiền tiêu" buộc họ phải dựa vào Mĩ để Mĩ tiện thi hành các chiến lược chiến tranh nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam - xa hơn là phá hoại khối đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng khối xã hội chủ nghĩa luôn có một tư tưởng xuyên suốt là đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau - đó là truyền thống xa xưa của phương Đông, nên Việt Nam thực hiện duy nhất một chiến lược là "trường kỳ kháng chiến" với nhiều biện pháp, trong đó chú trọng đến sự biến hóa linh hoạt về cách đánh giặc, phương pháp đánh giặc hiệu quả dựa trên một chiến thuật từ ngàn xưa: chiến thuật du kích. Và chiến thuật này tỏ ra rất hiệu quả, đánh phá tan tành 5 chiến lược chiến tranh của Mĩ; buộc Mĩ rơi vào thế bị mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán lực lượng