các cụ ta ua những màu đỏ choét, nhưng ta lại ưa những màu xanh nhạt. các cụ bâng khuâng về tiếng trùng đêm khua, ta lại nao nao về tiếng gà lúc đúng ngọ. nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi. ta thi cho là mát mẻ như đứng trứơc một cánh đồng xanh, ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hinh muôn trạng, cái tinh say đắm, cái tinh thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình cái tình xa xôi ....cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu...
các anh cố giúp em sáng thứ hai em nộp bài
cám ơn trước nha.
Đây là vấn đề văn học ở thời kì chuyển giao giữa 2 nền văn học: văn học trung đại và văn học hiện đại, có sự đấu tranh giữ cái cũ và cái mới.
Một nền văn học trung đại già cỗi đã thống trị suốt hàng nghìn năm thời xã hội quân chủ, 1 nền văn học mới non trẻ những đã thổi 1 luồng sinh khí mới cho văn học nước nhà bởi những quan điểm, những đột phá hết sức tiến bộ, mới mẻ của nó.
Văn học trung đại thì bó hẹp trong niêm luật Đường thi, vận dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng, theo công thức khuôn mẫu, gò bó tình cảm con người, con người không được tự do thể hiện tình cảm, khát vọng cá nhân (bởi cái giá trị chuẩn mực trong xã hội cũ quy định, cương toả)...
Văn học hiện đại lại thể hiện sự cách tân của tầng lớp trí thức Tây học trẻ thời bấy giờ, họ mang luồng gió phương Tây thổi vào văn học Việt nam, đem cho nó hương sắc mới, tiếng nói mới: phá bỏ niêm luật, cách viết tự do, cho khoảng trời để cái tôi được cất tiếng và bày tỏ nguyện vọng, được nuôi bởi dưỡng chất ái tình...
Tóm lại văn học cũ và mới có những cách nhìn nhận khác nhau, và khi cả 2 thái cực cùng song song tồn tại chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi, bác bỏ hoặc hạn chế lẫn nhau, những không triệt tiêu nhau, giá trị của văn học trung đại vẫn được công nhận, nhưng trong một thời đại mới, nó không còn phù hợp, tự khắc thành luỹ của nó sẽ phải lùi bước cho sự kế cận của 1 thế hệ các nhà văn, nhà thơ mới vào cuộc và xây dựng nền văn học Việt nam bắt kịp nhịp với thế giới.
Các cụ thì cho rằng văn thơ mới quá tệ, thơ thì tự do, chả có luật lệ, phản đối gay gắt cái lối sống buông thả, thiếu thẩm mỹ, phá bỏ lề lối, còn những nhà văn nhà thơ mới lại cho rằng văn học cũ đã lỗi thời, quá gò bó, lúc này, con người cần 1 sự thoát li, cần 1 sự giải phóng để tìm được tiếng nói từ đáy sâu tâm hồn mình lâu nay vẫn bị đè nén, vùi lấp...
Đoạn văn trên chính là những cách nhìn, quan niệm khác nhau của 2 thời kì Văn học.