BTTL kim loại kiềm (cần gấp mọi người chỉ giáo )

H

hoa_dh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 12: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1M, K2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 13: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Câu 14: Dung dịch X chứa a mol KHCO3 và b mol K2CO3. Tiến hành hai thí nghiệm sau:- Thêm (a + b) mol BaCl2 vào dung dịch X thu được m1 gam kết tủa.
- Thêm (a + b) mol Ba(OH)2 vào dung dịch X thu được m2 gam kết tủa.
So sánh giá trị m1 và m2 là
A. m1 < m2. B. m1 > m2. C. m1 = m2. D. m1 m2.
Câu 15: Cho một mẩu Na để lâu trong không khí, bị chuyển hoá thành hỗn hợp rắn X gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng H2SO4 loãng,sau phản ứng thu được dung dịch Y. Làm bay hơi nước từ từ thu được 8,05 gam tinh thể Na2SO4.10H2O. Khối lượng mẩu Na là?
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Câu 12: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1M, K2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Ta có: [TEX]nCO_3^{2-}[/TEX]=0,25 mol; [TEX]nHCO_3^-[/TEX]=0,1 mol và [TEX]nH^+[/TEX]=0,4 mol.
Khi cho [TEX]HCl[/TEX] vào X thì xảy ra các phương trình:
[TEX]H^++CO_3^{2-}------>HCO_3^-[/TEX]
[TEX]HCO_3^-+H^+------>CO_2+H_2O[/TEX]
Từ các phương trình trên ta được [TEX]nCO_2[/TEX]=0,15 mol =>V[TEX]CO_2[/TEX]=3,36 Lít.
Câu 13: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Tương tự bạn nhé! Nhưng ở đây người ta tổng quát số liệu thui hà!
Khi cho nước vôi dư vào thì thấy có kết tủa. Vậy [TEX]HCO_3^-[/TEX] vẫn còn =>[TEX]nCO_2[/TEX] tính theo [TEX]nH^+[/TEX].
[TEX]H^++CO_3^{2-}------>HCO_3^-[/TEX]
b<---b
[TEX]H^++HCO_3^------->CO_2+H_2O[/TEX]
(a-b)------------------->(a-b)
=>V[TEX]CO_2[/TEX]=22,4(a-b)
Câu 15: Cho một mẩu Na để lâu trong không khí, bị chuyển hoá thành hỗn hợp rắn X gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng H2SO4 loãng,sau phản ứng thu được dung dịch Y. Làm bay hơi nước từ từ thu được 8,05 gam tinh thể Na2SO4.10H2O. Khối lượng mẩu Na là?
Toàn bộ [TEX]Na[/TEX] vào [TEX]Na_2SO_4.10H_2O[/TEX] =>[TEX]mNa[/TEX]=0,05.23=1,15 g.
Mến chào bạn!
 
K

kienthuc.

Câu 14: Dung dịch X chứa a mol KHCO3 và b mol K2CO3. Tiến hành hai thí nghiệm sau:- Thêm (a + b) mol BaCl2 vào dung dịch X thu được m1 gam kết tủa.
- Thêm (a + b) mol Ba(OH)2 vào dung dịch X thu được m2 gam kết tủa.
So sánh giá trị m1 và m2 là
A. m1 < m2. B. m1 > m2. C. m1 = m2. D. m1 m2.
Theo mình thì đáp án là Câu A.
Do [TEX]OH^-[/TEX] kết hợp với [TEX]HCO_3^-[/TEX] tạo ra [TEX]CO_3^{2-}[/TEX]
ra thêm kết tủa bạn nhé!
 
Top Bottom