BTTL "Cực trị hàm bậc 3"

T

thecuongddh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BTTL "Cực trị hàm bậc 3": Thầy Lê Bá Trần Phương

Bài 1 : tại sao để 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của đường thẳng y=x
\Leftrightarrow (0-m)(m-m+(m^3)/2)<0
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 6: tại sao để các điểm cực trị thoả mãn các điểm cực trị có hoành độ lớn hơn 1
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x1+x2>-2 \\ (x1+1)(x2+1)>0 \end{array} \right.[/tex] (1)

mà không phải là
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x1+x2>-2 \\ x1*x2>1 \end{array} \right.[/tex] (2)

nếu làm theo (1) thì (x1+1)(x2+1)>0\Leftrightarrowm>0
còn nếu làm theo (2)thì x1*x2>1\Leftrightarrowm<-1

mong các thầy giải đáp giúp ạ
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

Chào em!
Hocmai.toanhoc giải thích giúp em nhé!
Bài 1: Để hàm số có CĐ,CT nằm về 2 phía của đường thẳng (d) y = x tức x - y = 0
Thì ta xét tích d(A,d).d(B,d)<0 (Chứng tỏ A,B khác phía so với đường thẳng).
Dạng này gặp nhiều trong hình học 10, em xem thêm nhé!
 
H

hocmai.toanhoc

Chào em!
Hocmai.toanhoc giải thích giúp em nhé!
Bài 6: Tìm m để hàm số có hoành độ CĐ,CT > -1 thì -1<x1<x2 hay
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x1+x2>-2 \\ (x1+1)(x2+1)>0 \end{array} \right.[/tex] (1)
Còn của em như này là sai:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x1+x2>-2 \\ x1*x2>1 \end{array} \right.[/tex] (2)
Anh lấy ví dụ nhé:-1<[TEX]\frac{-1}{2}[/TEX]<[TEX]\frac{-1}{3}[/TEX]
mà [TEX]\frac{-1}{2}.\frac{-1}{3}=\frac{1}{6}[/TEX] không thỏa mãn >1.
Nên điều kiên của thầy là đúng rồi.
 
Top Bottom