BTTL chuyên đề tương tác gen & tác động đa hiệu của gen

R

rainbridge

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 10 đến câu 12: một cơ thể mang 4 cặp gen dị hợp cùng quy định 1 tính trạng theo tương tác cộng gộp tiến hành tự thụ thì:
câu 10: tần số xuất hiện 4 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con là
A. 35/128
b. 40/256
c. 35/256
d. 56/256
câu 11: tần số xuất hiện 3 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con chiếm tỉ lệ là
a. 28/128
b. 28/256
c. 14/256
d. 8/256
câu 12: tần số xuất hiện tổ hợp gen chứa 6 alen trội ở đời con là
a. 32/256
b. 7/64
c. 56/256
d. 18/64
3 câu này nhìn giống nhau nhưng cách dùng từ thì khác, mình ko biết ý nghĩa có thay đổi gì ko, giúp mình giải chi tiết nhé :)

câu 19: ở lúa mì, màu sắc hạt do 2 cặp gen ko alen quy định, cứ có mặt 1 alen trội làm cho màu của lúa mì càng đậm hơn, chứa tất cả các alen trội quy định màu đỏ đậm. khi lai hai thứ lúa mì thuần chủng có hạt đỏ đậm với hạt màu trắng thì tỉ lệ hạt màu đỏ: hồng ở F2 là
a. 1/3
b. 2/1
c. 1/2
d. 3/1

mình cám ơn nhìu nhìu :)
 
H

hocmai.sinhhoc

Chào em!
Ở bài này, em cần chú ý cách hỏi khác nhau. Câu 10 hỏi về 4 alen trội, câu 11 hỏi 3 alen trội, câu 12 hỏi 6 alen trội.
- Gọi n là số cặp gen dị hợp → số alen trong một KG = 2n
- Số tổ hợp giao tử = 2^n x 2^n = 4n
- Gọi số alen trội ( hoặc lặn) là a
→ Số alen lặn ( hoặc trội) = 2n – a
- Vì các cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có:
- Số tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = 2nCa
-Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = 2nCa/ 4^n

Câu 10: Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 4 alen trội = 8C4 / 4^4 = 70/256 = 35/128
Các câu khác em làm tương tự nhé
Câu 19 thì em có thể tính: đỏ có 3 hoặc 4 alen trội, còn hồng có 2 hoặc 1 alen trội.
Rồi tính tỉ lệ nhé!
Chúc em học tốt!
 
Top Bottom