BT Kim Loại

Q

qminhhp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 24: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
[FONT=&quot] A. [/FONT][FONT=&quot]24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%.
[/FONT] Câu 26: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]A. [/FONT][FONT=&quot]5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam
[/FONT] Câu 27: Cho 1,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1,5M và NaNO3 0,5M. Sau phản ứng chỉ thu được V ml khí dạng đơn chất (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của V là
[FONT=&quot]A. [/FONT][FONT=&quot]0,224.[/FONT][FONT=&quot] B. 2,24. C. 224. D. 280
[/FONT] Câu 30: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
[FONT=&quot] A. [/FONT][FONT=&quot]19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82
may câu này em làm mãi ko ra thầy giúp em nha:)
[/FONT]
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. Ca. C. Ba. D. K.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Bài 17: Ta xét sơ đồ phản ứng
M + M2O + H2O → M(OH)x+ H2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H =>2nH2O = 0,02x + 0,02
=> Số mol H2O là (0,02x + 0,02)/2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng
2,9 + (0,02x + 0,02)*9 = mM(OH)x + 0,02 => mM(OH)x = 3,06 + 0,18x
=> M + 17x = (3,06 + 0,18x)/0,02 => M + 17x = 153 + 9x => M = 153 -8x
x= 1 => M = 145 => loại
x = 2 => M = 137 => Ba
Bài 24: Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là a và b mol
ta có phương trình:
Fe + 2HCl----> FeCl2 + H2
a........2a..............a...........a mol
Mg + 2HCl----> MgCl2 + H2
b........ 2b...............b...........b mol
Khối lượng HCl = 73 (a+b)
khối lượng dung dịch HCl = 365 (a + b)
khối lượng H2 = 2(a + b)
ta có khối lượng dung dịch sau pứ là:
56a + 24b + 365 (a + b) - 2(a + b) = 419a + 387b(g)
do nồng độ phần trăm dung dịch FeCl2 trong Y là 15,76% nên ta có :
12700a / ( 419a + 387b) =15,76
-----> a =b (xấp xỉ)
vậy nồng độ phần trăm của MgCl2 là
95b / ( 419a + 387b) x 100 ~ 11,79%
Bài 26: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mCO2 = 6,6 gam => nCO2 = 0,15 mol
Số mol NaOH là 0,075 mol => Dư CO2 => Tạo ra muối NaHCO3. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na => Số mol NaHCO3 là 0,075 mol => m = 6,3 gam
Bài 27: Số mol Mg, H+, NO3- lần lượt là 0,05; 0,15; 0,05 mol => Mg hết
5Mg + 12H+ + 2NO3- → 5Mg2+ + N2 + H2O
0,05----0,12-----0,02-------------------0,01
=> V = 0,224 lít
Bài 30: Số mol CO2; OH- và Ba2+ lần lượt là 0,2; 0,25 và 0,1 mol
=> Tạo thành hai muối là HCO3- và CO32- với số mol lần lượt là x và y
CO2 + OH- → HCO3-
x--------x---------x
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
y-------2y---------y---------y
x+ y = 0,2
x + 2y = 0,25
=> x = 0,15 và y = 0,05
Ba2+ + CO32- → BaCO3
0,05-----------------0,05
=> m = 9,85 gam
Chúc em học tốt!
 
Q

qminhhp

câu 27 sao lại không ra khí H2 ạ .vì khi cho Mg vào HCl thi co khí H2
còn câu 30 sao từ Số mol CO2; OH- và Ba2+ lại suy ra tạo được 2 Muối là HCO3- và CO32- ạ?.
Lúc tính Ba2+ + CO32- → BaCO3 thi em nghĩ là phải trừ so mol CO32- đã phản ứng với Na+
còn mấy câu này thì làm thế nào ạ
Câu 23: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16. B. 5,04. C. 4,32. D. 2,88
Câu 19: Một lít nước ở 20oC hoà tan được tối đa 38 gam Ba(OH)2. Xem khối lượng riêng của nước 1 g/ml thì độ tan của Ba(OH)2 ở nhiệt độ này là
A. 38 gam. B. 19 gam. C. 3,66 gam. D. 3,8 gam
Câu 7: Sơ đồ chuyển hoá: Mg A MgO
A là những chất nào trong số các chất sau ?
(1) Mg(OH)2 ; (2) MgCO3 ; (3) Mg(NO3)2 ; (4) MgSO4 ; (5) MgS
A. 3, 5. B. 2, 3. C. 1, 2, 3. D. 4, 5
câu này phải là đáp án C chứ
Câu 9: Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3)2, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Chất rắn B gồm
A. CaCO3 và Na2O. B. CaCO3 và Na2CO3.
C. CaO và Na2CO3. D. CaO và Na2O
câu này đáp án phải là D
Câu 13: Có 4 dung dịch: Ba(OH)2, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO4. Khi trộn lẫn với nhau từng đôi một, số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 14: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa E. Các chất C, E lần lượt có thể là
A. H2, Al(OH)3. B. CO2, Al(OH)3.
C. H2, BaCO3. D. Cả A, C đều đúng
câu này là C sao trong đáp án là D
Câu 2: Có ba mẫu dung dịch riêng biệt: NaCl, ZnCl2, AlCl3. Thuốc thử dùng để nhận biết ba mẫu dung dịch đó là
A. dung dịch Ba(OH)2 dư. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NH3 dư. D. dung dịch AgNO3
Câu 5: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]) tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là
A. b < 5a. B. a = 2b. C. b < 4a. D. a = b
Câu 3: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 2. B. 1,8. C. 2,4. D. 1,2.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Câu 27: Mg + HNO3 là axit mạnh mà làm sao ra H2 được.
Câu 30: Na+ và CO32- làm sao phản ứng với nhau được. Chỉ có phản ứng khi tạo kết tủa, khí hoặc chất ít điện li thôi em
Câu 23: Mg phản ứng với FeCl3 --> MgCl2 + FeCl2
Sau đó Mg + FeCl2 --> Fe
Câu 19. Độ tan của 1 chất tại 1 thời điểm xá định là lượng chất đó có thể hòa tan tối đa trong 100g H2O và dung dịch thu được bão hòa tai nhiệt độ đó. Công thức: T= ( m chấtt tan x 100 ): m dung môi
Câu 7: Đáp án đúng rồi em
Dùng phương pháp loại trừ
Mg không thể tạo ra Mg(OH)2, MgCO3 và bằng 1 phản ứng
MgSO4 không thể tạo ra MgO bằng một phản ứng
Câu 9: Đáp án đúng rồi nhé
Na2CO3 rất bền với nhiệt độ
Câu 14: Đá án đúng - Em làm sai chứ ko phải đáp án là C
Bài toán có 2 trường hợp
TH1: Dư BaO => Dung dịch có Ba(OH)2 => C là H2 => Dung dịch có AlO2- và Ba2+
Vậy kết tủa là BaCO3
TH2: Dư H2SO4 => Dung dịch B có H2SO4 =>C là H2, dung dịch là Al3+. Kết tủa là Al(OH)3
Câu 2 và câu 3: Em xem lại kiến thức về Al thật kỹ trước khi hỏi thầy nhé
 
Q

qminhhp

thầy ơi nhưng câu 30 CO2 +NaOH thì phải ra Na2CO3 chứ
Câu 7 thì Mg + 2H2O -> Mg(OH)2 + H2 khi nhiệt độ ở 100
còn câu 14 TH 2 thầy viết rõ pt khi cho Al3+ vào Na2CO3 được không ạ
Câu 13: Có 4 dung dịch: Ba(OH)2, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO4. Khi trộn lẫn với nhau từng đôi một, số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Bài 7: Phương trình đâu có điều kiện cần nhiệt độ đâu em?
Bài 30: Muốn làm được em cần viết phương trình ion chứ viết phương trình phần tử ko giải được vì đây là 2 kiềm. Hơn nữa xét trên góc độ điện li thì Na không phản ứng với CO32- hai ion này cùng tồn tại trong dung dịch.
Em xem lại thật kỹ kiến thức về điện li trước khi hỏi thầy những bài thế này có vậy em mới nhớ lâu được. Phải tìm hiểu thật kỹ mai ko tài nào làm được mới đưa lên và hỏi như thế mới hiệu quả
Chúc em học tốt
 
Q

qminhhp

mà sao em thấy trong đáp án bt về nhà nhiều câu hay bị sai .nhỡ đâu câu mình làm sai mà đáp án cũng bị sai
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Tỉ lệ sai của đáp án là rất nhỏ nhé em! Vì không có gì là tuyệt đối mà em. Câu nào em phân vân cứ đưa lên đây thầy xem lại cho.
 
Q

qminhhp

Câu 13: Có 4 dung dịch: Ba(OH)2 (1) , Na2CO3 (2) , NaHCO3 (3) và NaHSO4 (4) . Khi trộn lẫn với nhau từng đôi một, số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
thầy xem em làm thế này đúng chưa :
chất 1 phản ứng với 2,3,4 tạo ra lần lượt BaCO3, BaCO3 , BaSO4
chất 2 phản ứng với 4 tạo CO2
chất 3 phản ứng với 4 tạo CO2
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 13: Có 4 dung dịch: Ba(OH)2 (1) , Na2CO3 (2) , NaHCO3 (3) và NaHSO4 (4) . Khi trộn lẫn với nhau từng đôi một, số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
thầy xem em làm thế này đúng chưa :
chất 1 phản ứng với 2,3,4 tạo ra lần lượt BaCO3, BaCO3 , BaSO4
chất 2 phản ứng với 4 tạo CO2
chất 3 phản ứng với 4 tạo CO2
Em làm đúng rồi nhé!
Chúc em học tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học sắp tới!
 
Q

qminhhp

mấy câu này em làm mãi ko ra thầy giúp em với:
Câu 19: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 108,0. B. 75,6. C. 54,0. D. 67,5
câu này em nghĩ có O2 dư nhưng không làm cách nào suy ra m
Câu 12: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87
Câu 13: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05
câu này em làm đi làm lại vẫn ra đáp án C
Câu 14: Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95.
câu này em nghĩ khi cho K vào dd thì sinh ra KOH sau đó cho dd X vào dd Al3+ thì có kết tủa là BaSO4 nhưng em vẫn ko lam dc :(
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 19. Số mol kết tủa là 0,02 mol => số mol CO2 là 0,02 mol
=> Số mol CO2 trong 67,2 lít là 0,6 mol
Hỗn hợp khí X có CO2, CO,O2. Gọi số mol CO là x; O2 là y
=> x+ y + 0,6 = 3 28x+ 32y + 44*0,6 = 96 => x = 1,8; y = 0,6
Al2O3 + C → CO2 + CO + O2 + Al
Bảo toàn O => nO = 0,6*2+ 1,8+ 0,6*2 = 4,2 mol => nAl2O3 = 1,4 mol => nAl = 2,8 => m= 75,6 kg.
Bài 12. Ta nhận thấy lượng khí ở thí nghiệm a ít hơn lượng khí ở thí nghiệm 2 => Al ở thí nghiệm 1 còn dư. Gọi số mol Na và Al lần lượt là x và y. Để bài toán trở nên đơn giản ta chọn V ứng với 1 mol. Ta có phương trình
Thí nghiệm 1: Al dư
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
x-----------------x----------x/2
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2
x---------------x-----------------------3x/2
=> x = 0,5 mol
Tương tự đối với thí nghiệm 2. Chú ý là Al hết
=> x/2 + 3y/2 = 1,75 => y = 1 mol
=> %mNa = 29.87%
Bài 13. Ta có phương trình phản ứng
H+ + OH- → H2O
0,2----0,2
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
x-------3x----------x
Al3+ +4OH- → AlO2- + 2H2O
y-------4y---------y
Theo bài ta có x = 0,1
x+y = 0,2 mol => y = 0,1 mol
=> Số mol NaOH cần là 3x +4y + 0,2 = 0,9 mol => V = 0,45 lít
Bài 14. Gọi số mol K là x => Số mol OH- là 0,09 +x
Số mol Ba2+ là 0,03 mol
Số mol Al3+ là 0,04 mol
Để thu được kết tủa lớn nhất thì phản ứng sau vừa đủ
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
0,04----0,12
=> 0,09 + x = 0,12 => x = 0,03 => m = 1,17 gam
 
Q

qminhhp

thầy ơi bài 14 còn BaSO4 kết tủa thì sao. phản ứng có BaSO4 kết tủa nữa mà
 
Q

qminhhp

thầy giúp em bài này nữa nha :)
Câu 22: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS. B. FeS2. C. FeO. D. FeCO3.
câu này em chỉ biết chắc chắn đó là Fe2= vì nó nhường 1 e còn không suy ra được là hợp chất gì?
Câu 25: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8 và 4,48. B. 10,8 và 2,24. C. 17,8 và 2,24. D. 17,8 và 4,48.
em làm thế này được không :
pt:Fe + 4H+ + NO3- \Rightarrow Fe3+ + NO + 2H2O
H+ phản ứng hết.nH+ = 0.4 \Rightarrow nNO= 0,1 \Rightarrow V=2,24 còn m Fe thì làm thế nào ạ?
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 22: Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
ne = 0,01a = 2nSO2 = 0,01 =>a = 1
Với a là số e mà hợp chất sắt nhường => Hợp chất sắt đó là FeO
Câu 25: Sau phản ứng thu được 0,6m gam kim loại nên muối thu được là muối Fe+2
3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe+2 + 2NO + 4H2O
0,15----0,4---0,1---------------------0,1
Vì sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại nên Fe còn dư
Fe + Cu+2 → Fe+2 + Cu
0,16--0,16--------------0,16
Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng gồm Fe dư và Cu
0,6m = m - 17,36 + 10,24 => m = 17,8 gam
 
Q

qminhhp

Câu 22: bài này FeS và FeCO3 thì Fe2+
vẫn nhường được 1 e ma` thầy
Câu 30: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5. B. 137,1. C. 97,5. D. 108,9.

Câu 31: Đốt cháy m gam Fe trong không khí thu được (m + x) gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan vừa đủ hỗn hợp A cần V ml dung dịch HCl nồng độ 3,65% (khối lượng riêng d g/ml). Giá trị của V là
A. 125 x/d B. . 1,25 (m+x)/d C. . 12,5(m+x)/d D.125(m+x)/d .
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có tỉ lệ khối lượng mCu:mFe = 7 : 3. Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với 44,1 gam HNO3 trong dung dịch thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch Y và 5,6 lít khí Z gồm NO, NO2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 40,5. B. 50,0. C. 50,2. D. 50,4.
thầy hướng dẫn giải giùm em nha.em cám ơn thầy nhiều:D
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 22: FeS => Fe+3 + S+6 + 9e nhé em
FeCO3 cũng đúng vì thế đề thi 2007 câu này cũng gây nhiều trang cãi. Nhẽ ra đề phải cho là SO2 là khí duy nhât để ko có CO2 => Ko phải FeCO3
Câu 30: Do sau phản ứng còn kim loại dư nên muối thu được là Fe+2 và Cu+2
Gọi số mol Cu và Fe3O4 phản ứng là x và y => 64x + 232y =58,8
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có
2x = 2y + 0,45 => x =0,375; y = 0,15
=> m = 151,5 gam
Câu 31: Em dùng định luật bảo toàn nguyên tố O
Áp dụng bảo toàn khối lượng => mO => nO => nH2O => nHCl => kết quả
Câu 32:
TH1: Chất rắn là Cu và Fe
TH2: Chất rắn là Fe
Em dùng định luật bảo toàn e là giải ra nhé!
Em cố gắng suy nghĩ thật kỹ các bài sau đó mới hỏi thầy. Nghĩ khoảng 2-3 ngày ko làm được em mới hỏi như vậy em mới nhớ lâu được. Không nên cái gì ko làm được cũng hỏi ngay nó sẽ làm cho mình lười tư duy và suy nghĩ.
Chúc em học tốt!
 
Q

qminhhp

thầy giải thích kĩ hơn pt 2x=2y + 0,45 ở câu 30 được không ạ , em chưa hiểu tại sao có pt ấy
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh.
C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D. Crom thuộc kim loại nhẹ (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
Câu 11. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. Cr + 2F2  CrF4 B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3
C. 2Cr + 3S Cr2S3 D. 3Cr + N2 Cr3N2
2 câu này đáp án sai rồi thầy ơi câu 10 đáp án là D ,câu 11 đáp án là D
Câu 3: Hoà tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hoá trị II và III bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch X và 672 ml khí bay ra (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 15,03 gam. B. 13,33 gam. C. 13,0 gam D. 16,66 gam
câu này em làm ra là 10,33 nhưng trong đề lại không có đáp án
Câu 7: Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại cần dùng 3,36 lít H2. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít H2. Thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức của oxit trên là
A. Cr2O3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO
câu này em làm ra D
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Câu 30: Cu --> Cu+2 => Nhương 2 e => ne = 2nCu = 2x
Phần oxi hóa
N+5 --> N+2 => ne = 3nNO = 0,45
Fe+8/3 --> Fe+3 => ne = 2nFe3O4
=> Bảo toàn e => 2x = 2y + 0,45
Câu 10 và 11 đáp án chính xác
Câu 3: Em làm đúng rồi
Câu 7: Từ nH2 => nO = nH2O = nH2 = 0,15 mol => mO =???? => mM = ??? = 5,6 gam
Từ dữ kiện HCl => M là Fe
=> nFe = 0,1 mol => nFe/nO = 2/3 => Fer2O3
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom