BT di truyền học quần thể

C

canhcutndk16a.

Tần số alen a cũa giới đực lúc chưa cân bằng là 0,4.Qua ngẫu phối quần thể di truyền cân bằng: 0,49AA:0,42Aa:0.09aa.Tính tần số alen giới cái lúc chưa cân bằng
A 0,7
B 0,6
C 0,4
D 0,8
Đề hỏi alen nào ạ:p chắc là A:
Khi CB thì QT có [TEX]q(a)=0,3[/TEX]\Rightarrow[TEX]q(a)[/TEX] của giới cái khi QT chưa CB[TEX]=2.0,3-0,4=0,2[/TEX]\Rightarrow[TEX]p(A)=1-0,2=0,8[/TEX]\RightarrowD
Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có 0,24AABB: 0,16AaBB: 0,28AaBb: 0,22aaBb: 0,1 aabb. Biết rằng A ( hoa đỏ) trội hơn so với a (hoa trắng), BB (quả tròn) Bb (quả dài) bb (quả dẹt). Nếu quần thể ngẫu phối thì ở thế hệ nhất, tỷ lệ cây hoa đỏ quả dài là bao nhiêu?
A. 0,28 B. 0,3152 C. 0,7084 D. 0,445
KG hoa đỏ quả dài: [TEX]A-Bb[/TEX]
[TEX]p(A)=2.(\frac{0,24}{2}+\frac{0,16}{4}+\frac{0,28}{4})=0,46[/TEX]\Rightarrow[TEX]q(a)=0,54[/TEX]

[TEX]p(B)=0,65[/TEX]\Rightarrow[TEX]q(b)=0,35[/TEX]

KG hoa đỏ quả dài: [TEX]A-Bb[/TEX] \Rightarrow Tỉ lệ cây hoa đỏ quả dài:

[TEX](0,46^2+2.0,46.0,54).2.0,65.0,35=0,32[/TEX]
 
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm

Có 2 quần thể A và B của ruồi giấm ở trạng thái cân bằng. Trong quần thể A, một locut có tần số alen F là 0,8, tần số f là 0,2, một locut khác có tần số alen G là 0,4, g là 0,6
Trong quần thể B , 1 locut có tần số của alen F là 0,4, tần số f= 0,6, một locut khác có tần số alen G là 0,9, g là 0,1
Người ta đặt cả hai quần thể A và B cùng sống trong một vùng và có sự giao phối ngẫu nhiên, tự do giữa con cái của quần thể A với con đực của quần thể B. Biết rằng hai locut đều độc lập. Tính tần số các giao tử FG của F1
 
C

canhcutndk16a.

Có 2 quần thể A và B của ruồi giấm ở trạng thái cân bằng. Trong quần thể A, một locut có tần số alen F là 0,8, tần số f là 0,2, một locut khác có tần số alen G là 0,4, g là 0,6
Trong quần thể B , 1 locut có tần số của alen F là 0,4, tần số f= 0,6, một locut khác có tần số alen G là 0,9, g là 0,1
Người ta đặt cả hai quần thể A và B cùng sống trong một vùng và có sự giao phối ngẫu nhiên, tự do giữa con cái của quần thể A với con đực của quần thể B. Biết rằng hai locut đều độc lập. Tính tần số các giao tử FG của F1
QT A: (cái): [TEX](0,8F:0,2f)x(0,4G:0,6g)[/TEX]\Leftrightarrow [TEX]0,32 FG:0,48 Fg:0,08fG:0,12fg[/TEX]

QT B: (đực): [TEX](0,4F:0,6f)x(0,9G:0,1g)[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]0,36FG:0,04Fg:0,54fG:0,06fg[/TEX]

\Rightarrow Làm tương tự để tính tàn số gtử FG của F1 ( bài này hơi lằng nhằng vì số liệu nhiều :D)
 
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm

BÀI TẬP THAM KHẢO​
Câu 1: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.

Câu 2: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng
A. 3 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế hệ.

Câu 3: Cho 2 cây P đều dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau thu được F1 có 600 cây, trong đó có 90 cây có kiểu hình mang 2 tính lặn. Kết luận đúng là
A. một trong 2 cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn.
B. hai cây P đều liên kết hoàn toàn.
C. một trong 2 cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn.
D. hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.
 
C

canhcutndk16a.

BÀI TẬP THAM KHẢO​

Câu 1: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.

Câu 2: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng
A. 3 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế hệ.


Ơ 2 câu đầu có rồi mà anh :|:
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1679032&postcount=18
Câu 3: Cho 2 cây P đều dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau thu được F1 có 600 cây, trong đó có 90 cây có kiểu hình mang 2 tính lặn. Kết luận đúng là
A. một trong 2 cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn.
B. hai cây P đều liên kết hoàn toàn.
C. một trong 2 cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn.
D. hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.

------------------------------------------------------------------
 
T

triaiai

Bài tập trắc nghiệm

BÀI TẬP QUẦN THỂ VỚI GEN TRÊN NST GIỚI TÍNH​

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 30% [tex] X^AX^A[/tex],40%[tex] X^AX^a[/tex],30% [tex] X^aX^a[/tex],60%[tex] X^AY[/tex],40%[tex] X^aY[/tex].Tần số tương đối alen [tex] X^A[/tex] ở con cái và mức cân bằng di truyền của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là:
A.0,5, cân bằng
B.0,5, không cân bằng
C.0,55 cân bằng
D. 0,55, không cân bằng

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 30% [tex] X^AX^A[/tex],40%[tex] X^AX^a[/tex],30% [tex] X^aX^a[/tex],60%[tex] X^AY[/tex],40%[tex] X^aY[/tex].Tần số tương đối alen [tex] X^a[/tex] ở con đực và mức cân bằng di truyền của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là:
A.0,5, cân bằng
B.0,5, không cân bằng
C.0,3 cân bằng
D. 0,3 không cân bằng

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 30% [tex] X^AX^A[/tex],40%[tex] X^AX^a[/tex],30% [tex] X^aX^a[/tex],60%[tex] X^AY[/tex],40%[tex] X^aY[/tex].Quần thể này sẽ cân bằng sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối
A.1 B2 C3 D.Không thể cân bằng

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 50%[tex] X^AX^A[/tex],50% [tex] X^AY[/tex]Tần số tương đối alen [tex] X^A[/tex] ở con cái và mức cân bằng di truyền của quần thể
A.75% ,cân bằng
B.75% không cân bằng
C.100% ,cân bằng
D.100% , không cân bằng

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 50%[tex] X^AX^A[/tex],50% [tex] X^AY[/tex]Tần số tương đối alen [tex] X^A[/tex]và mức cân bằng di truyền của quần thể
A.75% ,cân bằng
B.75% không cân bằng
C.100% ,cân bằng
D.100% , không cân bằng

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 50%[tex] X^aX^a[/tex],50% [tex] X^aY[/tex]Tần số tương đối alen [tex] X^a[/tex] ở con cái và mức cân bằng di truyền của quần thể
A.75% ,cân bằng
B.75% không cân bằng
C.100% ,cân bằng
D.100% , không cân bằng

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen :50%[tex] X^aX^a[/tex],50% [tex] X^aY[/tex] . Tần số tương đối alen [tex] X^a[/tex] và mức cân bằng di truyền của quần thể là
A.75% ,cân bằng
B.75% không cân bằng
C.100% ,cân bằng
D.100% , không cân bằng


 
Last edited by a moderator:
K

khackhiempk

Một quần thể ruồi giấm có thành phần kiểu gen : 30% ,40%,30% ,60%,40%.Tần số tương đối alen ở con cái và mức cân bằng di truyền của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là:
A.0,5, cân bằng
B.0,5, không cân bằng
C.0,55 cân bằng
D. 0,55, không cân bằng
Ta có tần số bên giới cái: [tex]X^A[/tex]=[tex]X^a[/tex]=0.5
Bên giới đực: [tex]X^a[/tex]=0.4, [tex]X^A[/tex]= 0.6
Để tạo con cái thì cần X của cái x X của đực=> ta có tổ hợp tích [tex]\frac{(0.5 X^A: 0.5X^a) x (0.6X^A:0.4X^a)}{2}[/tex]
tương tự cho trường hợp tạo con đực, tính các tỉ lệ ta có kết quả,
Quần thể ko cân bằng
 
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm dạng lạ

Hai bài này thuộc dạng lạ, mình mới cập nhật, các bạn thử giải xem

Bài 1: Một quần thể tự phối ở điều kiện cân bằng có cấu trúc sau: p: 0,36 AA:0,48Aa:0,16aa
Sau một thời gian chịu tác động của CLTN làm cho các cá thể có mang alen A có khả năng sống sót 10%, cá thể có kiểu gen aa sống sót 40%. Xác định tần số tương đối của alen A và a sau CLTN

Bài 2: Alen A: hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a :hoa màu trắng
Quần thể ban đầu có 301 cây hoa đỏ:402 cây hoa hồng:304cây hoa trắng
Trong quá trình phát sinh tạo giao tử ở quần thể ban đầu xảy ra đột biến giao tử mang alen A thành alen a với tần số đột biến là 20%. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ giao phối không ngẫu nhiên
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Không có máy tính làm việc gì cũng khó :-< , mất máy tính rùi:(( oá oá
Bài 1 t nghĩ là nhân % lại
0,36*0,1 AA:0,48*0,1Aa:0,16*0,4aa
rồi thiết lập lại trạng thái di truyền cho = 1

Bài 2:
nhớ mang máng công thức là p1=p0(1-u) -->q1=1-p1
với u là tần số đột biến A-->a.
 
Top Bottom