Vật lí Bt cơ học

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một bình có hai đáy được đặt thẳng đứng trên bàn, diện tích các đáy S1 và S2 trong bình có hai pít tông nhẹ được nối với nhau một sợi dây không giãn dài l, giữa 2 pít tông chứa đầy chất lỏng có khối lượng riêng D. Tìm lực căng của sợi dây 2055.png
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Bài này để lớp 9 làm thì thật vất vả quá.

Khi trong dây có lực căng T, nó sẽ kéo 2 pitong lại và nén chất lỏng tới một áp suất Po nào đó gây áp lực ngược lại pitong trên khiến cho khối chất lỏng cân bằng. Đồng thời Po này cũng gây áp lực xuống Pitong dưới. Áp suất này có thể gọi là "áp suất phụ" trong chất lỏng.

Xét Pitong dưới, khi cân bằng ta sẽ có lực kéo lên = tổng các lực đẩy xuống.

T = Po.S2 + D.L.S2 (L là chiều dài dây hay chiều cao chất lỏng).

Xét pitong trên ta lại có:

Po.S1 = T => Po = T/S1

Thay vào pt trên ta được:

T = T.S2/S1 + D.L.S2

Thế là tính được T rồi nhé.
 
  • Like
Reactions: Huyền He

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
Bài này để lớp 9 làm thì thật vất vả quá.

Khi trong dây có lực căng T, nó sẽ kéo 2 pitong lại và nén chất lỏng tới một áp suất Po nào đó gây áp lực ngược lại pitong trên khiến cho khối chất lỏng cân bằng. Đồng thời Po này cũng gây áp lực xuống Pitong dưới.

Xét Pitong dưới, khi cân bằng ta sẽ có lực kéo lên = tổng các lực đẩy xuống.

T = Po.S2 + D.L.S2 (L là chiều dài dây hay chiều cao chất lỏng).

Xét pitong trên ta lại có:

Po.S1 = T => Po = T/S1

Thay vào pt trên ta được:

T = T.S2/S1 + D.L.S2

Thế là tính được T rồi nhé.
Thế áp suất của không khí tác dụng lên 2 mặt k tính hả a?
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Nói hơi khó hiểu 1 tý là áp suất không khí ban đầu nó đã gây ra 1 áp suất nội tại trong chất lỏng rồi bạn. Tức cái khối chất lỏng ban đầu khi chưa được gia tăng áp lực thì bản thân nó đã có áp suất bên trong để chống lại áp suất không khí, và cũng chính áp suất này mà nó có được cái hình dạng như thế.

Ví dụ thế này cho dễ hiểu nhé: 1 quả bóng khi bị ép 1 lực nhỏ thì nó dẹp lại. Ta có thể căn cứ vào hình dạng của nó để đoán được cái lực mà ta tác động vào, tuy nhiên ngay cả khi nó không biến dạng thì nó cũng đang chịu mấy trăm cân áp lực không khí rồi.
 

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
Nói hơi khó hiểu 1 tý là áp suất không khí ban đầu nó đã gây ra 1 áp suất nội tại trong chất lỏng rồi bạn. Tức cái khối chất lỏng ban đầu khi chưa được gia tăng áp lực thì bản thân nó đã có áp suất bên trong để chống lại áp suất không khí, và cũng chính áp suất này mà nó có được cái hình dạng như thế.

Ví dụ thế này cho dễ hiểu nhé: 1 quả bóng khi bị ép 1 lực nhỏ thì nó dẹp lại. Ta có thể căn cứ vào hình dạng của nó để đoán được cái lực mà ta tác động vào, tuy nhiên ngay cả khi nó không biến dạng thì nó cũng đang chịu mấy trăm cân áp lực không khí rồi.
Thế thì bằng cách nào mà ta triệt tiêu được áp suất khí quyển? Tỉ như bài này thì triệt tiêu áp suất khí quyển thì sai mất. 20170308_210819 (1).jpg
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
- Chữ xấu quá, mình ngồi dịch mãi mới được. :(

Thực ra bài này mình nghĩ người ra đề đã sai. Một khi rót nước vừa ngập mà cái nút chưa nổi thì có rót cỡ nào nó cũng không bao giờ nổi được.

Và cũng không liên quan gì đến áp suất khí quyển đâu bạn. Mình nghĩ thế!
 
  • Like
Reactions: Huyền He

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
- Chữ xấu quá, mình ngồi dịch mãi mới được. :(

Thực ra bài này mình nghĩ người ra đề đã sai. Một khi rót nước vừa ngập mà cái nút chưa nổi thì có rót cỡ nào nó cũng không bao giờ nổi được.

Và cũng không liên quan gì đến áp suất khí quyển đâu bạn. Mình nghĩ thế!
Mình nghĩ là bạn cứ yên tâm chứ đề thi của một tỉnh k sai đc đâu nhé. Bài này có xét á khí quyển đấy.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Nói ra mình sợ mang tiếng là bốc đồng với bốc phét chứ mình chỉ tin vào thực nghiệm. Nếu có thể bố trí được thí nghiệm chứng tỏ đề bài đúng thì mình mới tin.

Thôi cũng phát biểu tí cảm nghĩ để các bạn xem có đúng không nhé:

- Cái không tin thứ nhất là nước càng cao thì tấm gỗ càng dễ nổi. 1 hiện tượng đơn giản như thế này để bạn dễ hình dung: nếu cái bình nước đang bị thủng đáy, nước chảy ra, bạn lắp nhẹ vào đó 1 mẩu nilon thì lập tức mẩu nilon bị hút chặt vào, bịt kín cái lỗ đó lại. Chiều cao cột nước càng lớn thì mẩu nilon dính càng chặt, bởi vì áp lực của cột nước đè mạnh vào tấm nilon đó. Như vậy có thể thấy mực nước càng cao thì tấm ván gỗ trên sẽ càng dính chặt với đáy.

- Cái không tin thứ 2 là xét áp suất không khí vào hệ này. Bản chất chúng ta đang trong môi trường không khí, nếu đội thêm 1 ca nước trên đầu thì vẫn chỉ cảm nhận được trọng lượng của ca nước mà thôi, áp suất không khí không gây ra gì cả. Hãy đặt mình vào vị trí tấm gỗ, khi nó đội 1 gáo nước lên đầu.

Thực ra SGK vật lí cũng có những bài sai đấy bạn.
 

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
- Cái không tin thứ nhất là nước càng cao thì tấm gỗ càng dễ nổi. 1 hiện tượng đơn giản như thế này để bạn dễ hình dung: nếu cái bình nước đang bị thủng đáy, nước chảy ra, bạn lắp nhẹ vào đó 1 mẩu nilon thì lập tức mẩu nilon bị hút chặt vào, bịt kín cái lỗ đó lại. Chiều cao cột nước càng lớn thì mẩu nilon dính càng chặt, bởi vì áp lực của cột nước đè mạnh vào tấm nilon đó. Như vậy có thể thấy mực nước càng cao thì tấm ván gỗ trên sẽ càng dính chặt với đáy.
mình nghĩ là khi lắp tấm nilon vào đáy sẽ không thể nào bịt đc đâu. Tấm nilon có trọng lượng rất nhỏ nên kể cả đặt dưới đáy binhh thì nó cũng chịu lực đẩy Acsimet đẩy nó lên thôi. trong trường hợp đội một ca nước lên đầu tưởng tượng răng ta đang ở giữa bầu khí quyển như một chất lỏng thì có lực đẩy Asm nhưng không thắng đc trọng lượng ng và ca nước. còn vật ở trong bài đang nằm tg lòng chất lỏng mà,
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Khi bạn lắp tấm nilon vào lỗ thủng tấm ilon sẽ bị đẩy xuống như thế này nè bạn. Không tin bạn cứ làm thí nghiệm thử đi.
Untitled50340.jpg

Mình hiểu rõ bản chất của lực đẩy Acsimet là gì.
 
  • Like
Reactions: baonhi55118558
Top Bottom