Hóa BT cấu tạo nguyên tử

N

nganmessi1069

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nguyên tố R tạo được ion R- có 53 hạt các loại (gồm p,e,n). Hãy xác định số khối của R. R có một đồng vị khác R’, trong nguyên tử R có nhiều hơn R’2 hạt cơ bản. Trong tự nhiên đồng vị R chiếm khoảng 25% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là:
A: 35,5 B: 35 C: 40 D:36
Câu 2: Phân tử〖 MX〗_3có tổng số hạt p,n,e bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử của M ít hơn hạt mang điện trong nguyên tử X là 18. Công thức phân tử 〖 MX〗_3 là:
A:CrCl_3 B:FeCl_(3 ) C:AlCl_3 〖 D:SnCl〗_3
Câu 3: Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tố X là 〖5p〗^5. Tỉ số notron và điện tích hạt nhân là 1,3962. Số notron của X bằng 3,7 lần số notron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29g Y phản ứng với lượng dư X thì thu được 18,26g sản phẩm có công thức Y. Nguyên tố X,Y lần lượt là:
A: K và Cl B: Ca và I C: K và I D: tất cả đều sai
Câu 4: Một nguyên tố X có hai đồng vị là X_1 và X_2. Đồng vị X_1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X_2 có tổng số hạt là 20, biết phần trăm các đồng vị trong X là bằng nhau và các loại hạt trong X_1cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là:
A: 15 B: 14 C: 12 D: tất cả đều sai
Câu 5: X và Y là hai đồng vị của nguyên tố M(có stt 17) có tổng số khối là 72. Hiệu số notron của X,Y bằng 1/8 số hạt mang điện dương của B (có stt16). Tỉ lệ số nguyên tử của X và Y là 32,75:98,25. Khối lượng mol trung bình của M là:
A:36g B:36,5g C:35,5g D:40g
Câu 6: Nguyên tử Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X=0,37đồng vị Y. Xác định số khối của X và Y:
A:63 và 65 B:64 và 66 C:63 và 66 D:65 và 67


Giúp mình có lời giải với :));):D:-*:p
 
U

ulrichstern2000

Câu 1:
R – có 53 hạt => R có 52 hạt => 2Z + N = 52 (1)
Có: S/3,5 \leq Z \leq 3
14,86 \leq Z \leq 17,3
=> Z = 15 , 16, 17
Nhận thấy trong 4 đáp án, chỉ có Z = 17 thỏa mãn, khi đó R là Cl => A

Câu 2:
Cách làm:
Lập 1 phương trình theo tổng số hạt
Lập pt 2 theo số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
Lập pt 3 theo số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn hạt mang điện trong nguyên tử X là 18: (chỉ liên quan đến Z)
Từ pt 1 và 2 rút ra 1 pt chỉ chứa Z và Z’, kết hợp với pt 3 => Z, Z’ => CTPT

Câu 3: dựa vào dữ kiện cuối thử (khi đã có đáp án trắc nghiệm)

Câu 4:
X(1): 2Z + N =18 mà p = n = e => Z = 6
X(2): 2Z + N = 20 => 2.6 + N = 20 => N = 8
=> A(x1) = Z + N = 12; A(x2) = Z + N’ = 14
Phần trăm đồng vị = nhau => mỗi đồng vị ứng 50% => ADCT => nguyên tử khối trung bình của X

Câu 5:
Stt = 17 = Z
Tổng số khối = 72
=> 2Z + N + N’ = 72 => N + N’ (1)
N – N’ = 2 (2) (1/8 số hạt mang điện dương B, mà sttB = Z(b) = 16)
Từ (1) và (2) => N và N’=> X và Y
Có tỉ lệ số nguyên tử = tỉ lệ phần trăm đồng vị => phần trăm mỗi đồng vị
=> ADCT tính M trung bình

Câu 6:
Tổng số khối là 128
=> X + Y = 128 (1)
Số nguyên tử đvX = 0,37đv Y => số phần trăm mỗi đồng vị
100A = 6354 = aX + bY (với a, b là phần trăm mỗi đồng vị) (2)
Từ (1) và (2) => hệ, giải hệ thu được X và Y
 

Lâm hà Phương Nguyên

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tám 2017
14
2
6
22
Đà Nẵng
Trường THPT Trần Phú đà nẵng
leq là cái gì? S ở đâu ra? câu 1 khong rõ gì hết trơn

Câu 1 bạn làm thư thế này


R gồm Z (e), z (n) và z (p)


R- gồm Z+1 (e), Z (P) và N (n)


R' gồm Z (e) Z (P) và N + 2 (n)


Điều kiện : Z,N € Z+ và 1 bé hơn hoặc bằng N/Z, N/Z bé hơn hoặc bằng 1,5.


Có 2Z + N +1 = 53 do R- có tổng số hạt là 53.


=> 2Z + N = 53-1= 52

Vậy 2Z + N = 52 (1)

Bạn chia 2 vế cho Z sẽ ra: 2 + N/Z = 52/Z - 2 => 1 bé hơn hoặc bằng 52/Z -2 hoặc 52/Z -2 bé hơn hoặc bằng 1,5 (áp dụng đk)


Sư bất phương trình học từ lớp 9. Ta sẽ ra. 52/z bé hơn hoặc bằng 17,3 hoặc Z lớn hơn hoặc bằng 14.8

Do Z € Z+ ( số nguyên dương)


=> 14 bé hơn hoặc bằng Z và Z bé hơn hoặc bằng 17.


Z Ra 4 kết quả 14,15,16,17. Ta dùng nó áp dụng vào (1). Sau đó tìm ra số khối.


Dựa vào bảng THHH, ta loại từng Trường hợp.


Vd: Z= 14 => N = 52 - 14x2 = 24.

A = Z + N ( Ct tính số khối) = 14 + 24 = 38. Z =14 => Si nhưng số khối Si là 28 ( loại)


kết quả đúng là Clo. sô khối Clo là 35 và Z = 17. Ta tính ra R' bằng cách tính N của Clo (35)= 35 - 17 = 18. => N R' là bằng 20.


Z của R' là 17 do đồng vị với R.


=> số khối R' sẽ là 37 và Z R' sẽ là 17.


Tìm ra Z, A của R và R'. Biết R' chiếm 25% trong tự nhiên.


Có R' chiếm 25 thì R sẽ chiếm: 100-25= 75%.


Dựa vào Công thức nguyên tử khối trung bình thì bạn sẽ ra NTK trung bình của R.


Chúc bạn thành công ;)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom