Sau khi trở thành Tổng Bí Thư, về đối ngoại, ông cởi mở và cải thiện quan hệ và thương mại với các nước Tư Bản, cùng với Mỹ ký kết hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân. Về đối nội, ông theo đuổi các cải cách đẩy mạnh sở hữu tư nhân, các cải cách của ông được gọi là “uskoreniye” (tăng tốc) nhưng sau này thuật ngữ “perestroika” (cải tổ) trở nên phổ biến hơn. Ông hạn chế giám sát ngôn luận, đẩy mạnh dân chủ.
Tuy nhiên, nhiều cải tổ đưa Liên Xô đến tình trạng khủng hoảng chính trị xã hội. Về chính trị, các cải tổ này đụng đến nền móng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội (như tư nhân hoá) vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhóm những người cộng sản cứng rắn, dẫn đến cuộc đảo chính 1991. Về xã hội, do chuyển hướng kinh tế từ sản xuất vũ khí sang thương mại dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng vọt (do công nghiệp quân sự đang chiếm 1/5 lao động của Liên Xô), đời sống người dân hạ thấp, xã hội bất ổn.
Các cải tổ của ông liên quan tự do báo chí và dân chủ, cùng với hạn chế dần hỗ trợ quân sự cho các nước thuộc khối XHCN đã khiến cho chính phủ Xô Viết các nước này dần yếu đi, dẫn đến đảo chính/chuyển giao quyền lực ở rất nhiều nước XHCN, kết quả là thay đổi chính thể của các nước này thành Tư Bản Chủ Nghĩa. Những cuộc đảo chính/chuyển giao quyền lực này được sự trợ cấp của các nước phương Tây . Khối Xã Hội Chủ Nghĩa tan rã.
Những cải tổ liên quan đến dân chủ cũng khơi lên “vấn đề dân tộc” của các quốc gia thành viên của Liên Xô, nhiều quốc gia tuyên bố tự trị và rút khỏi Liên Xô. Gorbachev đã cố gắng duy trì-đàn áp nhằm giữ các quốc gia này trong một Liên Hiệp nhưng cuối cùng thất bại, ngoài ra cũng phải kể đến những tác động mạnh mẽ của phương Tây vào việc này. Kết quả cuối cùng là bản thân Liên Xô cũng tan rã.
Đánh giá về ông từ phía nhân dân Nga, có lẽ nhiều người không thích ông, vì ông đã gây ra sự sụp đổ của Liên Xô và khối Xã Hội Chủ Nghĩa, vì năm 1996, khi ra tranh cử tổng thống trở lại, ông chỉ nhận được 1% phiếu bầu. Tuy vậy, những cuộc điều tra cho thấy phần lớn người Nga hài lòng với những mục tiêu hướng tới các cá nhân của perestroika, di sản lập pháp chính của ông, và sự tự do mang lại từ quá trình đó.
Những người ủng hộ ông, lập luận rằng lúc ông nắm quyền tình hình kinh tế của Liên Xô đã rất tệ hại, nên việc thay đổi là hiển nhiên và khủng hoảng chỉ là giai đoạn tạm thời. Trái lại, những người chỉ trích ông tin rằng Liên bang Xô viết không phải ở tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ như Gorbachev tuyên bố và coi Gorbachyov là một chính trị gia kém cỏi, người đã đưa ra những cải cách sai lầm và gấp gáp.
Lần này chúng ta sẽ cùng đọc bài diễn văn của Gorbachev trước Liên Hiệp Quốc cuối năm 1988, trong bài này nói về các tư tưởng chủ đạo của ông dưới một giọng văn bóng bẩy và trau chuốt:
– 2 khối dừng thái độ thù nghịch và cùng giải trừ quân bị
– Các cải tổ đang tiến hành ở Liên Xô, đặc biệt là vấn đề dân chủ, mở cửa kinh tế
Cũng trong năm đó, Gorbachev đã
– Ban hành Luật Hợp Tác Xã (cho phép người dân sở hữu doanh nghiệp tư nhân)
– Rút quân khỏi Afghanistan, trong khi nội chiến vẫn tiếp diễn, dẫn đến sụp đổ của chính quyền thân Sô Viết tại đó.
– Tuyên bố các nước Đông Âu được quyền tự quyết vấn đề nội bộ của các nước đó. Việc này dẫn đến chuyển giao quyền lực và thay đổi chính thể sang Tư Bản Chủ Nghĩa của các nước này một thời gian sau đó.
:-SS:-SS:-SS