Vật lí [Box lí 8] Chủ đề Nhiệt học

A

anhuythongminh

mọi người giải giúp mình bài này nhé khó quá ak
1 bình trụ A có diện tích đáy 20cm2 chứa thủy ngân đến độ cao 40cm. Bình B có diện tích đáy 15cm2 chứa nước đến độ cao 70cm. Nối thông đáy 2 bình bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể. Tín độ cao của cột thủy ngân ở mỗi nhánh sau khi nối
( Mọi người giải nhớ viết lời giải, công thức, phép tính cho mình nhé )
 
N

naruto_evil



Xét 2 điểm A và B nằm cùng trên mặt phẳng nằm ngang, ta có
$\Large P_A=P_B$
$\Large\Rightarrow d_1.S_1.h_4=d_2.S_2.h_3$
$\Large\Rightarrow h_4=\frac{d_2.S_2.S_3}{d_1.S_1}=38,6cm$ (Mình lấy TLR của thủy ngân là $13600N/m^3$)
Ta có $\Large h_1+h_2+h_4=70$ mà $h_1=h_2$
$\Large\Rightarrow h_1=h_2=\frac{70-h_1}{2}=15,7cm$

Vậy chiều cao cột thủy ngân ở nhánh thứ nhất bằng $h_1+h_4=54,3cm$
nhánh thứ hai bằng $h_2=15,7cm$​
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: sherlock holmes
S

spqr131999

Đòng góp mấy bài

Câu 1: Một bếp điện đun một ấm đựng 500g chất lỏng ở 12 *C. Nếu đun trong 2 phút nhiệt độ của bình tăng lên đến 23*C. Nếu lượng chất lỏng là 1 kg thì đun trong 2 phút nhiệt độ chỉ tăng lên đến 18*C. Nếu lượng chất lỏng là 1,7 kg thì đun trong bao lâu mới đạt 100*C. Biết nhiệt độ của ấm đun và chất lỏng khi bắt đầu đun là 12*C
Câu 2: Một vật được đun nóng tới 120*C và thả vào một bình nước. Khi đó nước trong bình tăng từ 20*C đến 40*C. Nhiệt độ trong bình sẽ tăng đến bao nhiêu nếu thả thêm vào bình một vật như vậy nhưng được nung nóng tới 100*C? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
 
K

khongminh26

Mình làm bài hai

Câu 1: Một bếp điện đun một ấm đựng 500g chất lỏng ở 12 *C. Nếu đun trong 2 phút nhiệt độ của bình tăng lên đến 23*C. Nếu lượng chất lỏng là 1 kg thì đun trong 2 phút nhiệt độ chỉ tăng lên đến 18*C. Nếu lượng chất lỏng là 1,7 kg thì đun trong bao lâu mới đạt 100*C. Biết nhiệt độ của ấm đun và chất lỏng khi bắt đầu đun là 12*C
Câu 2: Một vật được đun nóng tới 120*C và thả vào một bình nước. Khi đó nước trong bình tăng từ 20*C đến 40*C. Nhiệt độ trong bình sẽ tăng đến bao nhiêu nếu thả thêm vào bình một vật như vậy nhưng được nung nóng tới 100*C? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

Bài một có bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài không bạn?
Bài 2:
Gọi t là nhiệt độ của nước trong bình sau khi thả vật thứ hai vào.
$q_{v} $ là nhiệt dung của vật, $q_{v} $= $c_{v} $.$m_{v} $
$q_{n} $ là nhiệt dung của nước trong bình, $q_{n} $= $c_{n} $.$m_{n} $
Khi thả vật thứ nhất vào:

pt cân bằng nhiệt:
$q_{v} $.(120-40)=$q_{n} $.(40-20)
$\Leftrightarrow$ $q_{n} $=4$q_{v} $
Khi thả vật thứ hai vào:

$q_{v} $.(100-t)=$q_{n} $.(t-40)
$\Leftrightarrow$ 100-t= 5t-200
$\Leftrightarrow$ 6t=300
$\Leftrightarrow$ t=$50^{o} $
Vậy sau khi thả vật thứ hai vào thì nước trong bình sẽ tăng $10^{o}$
 
K

khongminh26

Mấy cái dòng cuối là do máy nó bị đơ.

Nói tóm lại kết quả là 10 * C.
Mình cũng không biết là sai hay đúng nữa.:D
 
K

khongminh26

Mình đóng góp một bài này!

4.Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g chứa một lượng m2 = 500g nước ở cùng nhiệt độ t1 = 150C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc đã được nung nóng tới t2 = 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t = 170C. Tính khối lượng m3 của nhôm và m4 của thiếc có trong hỗn hợp.
Nhiệt dung riêng của: nhiệt lượng kế; nước, nhôm và của thiếc lần lượt: C1 = 460J/kg.K; C2 = 4200J/kg.K; C3 = 900J/kg.K; C4 = 230J/kg.K.:)>-
 
Last edited by a moderator:
K

khongminh26

Cho luôn kết quả nha!

(ĐS: 25g; 125g)
Và thêm hai bài nữa nhé:
8)Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 400C. Bình 2 chứa m2 = 1kg nước ở t2 = 200C. Trút từ bình 1 sang bình 2 một lượng nước m (kg), khi bình 2 nhiệt độ đã ổn định lại trút một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t’1 = 380C. Tính khối lượng nước m đã trút ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng t’2 ở bình 2.
7)Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = 3t1/2 . Sau khi trộn lẫn vào nhau nhiệt độ cân bằng là 250C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.:)
Chúc các bạn thành công!!!
 
Last edited by a moderator:
K

khongminh26

Có luôn đáp số cho hai bài dưới nè!!!

(ĐS: 25g; 125g)
Và thêm hai bài nữa nhé:
8)Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 400C. Bình 2 chứa m2 = 1kg nước ở t2 = 200C. Trút từ bình 1 sang bình 2 một lượng nước m (kg), khi bình 2 nhiệt độ đã ổn định lại trút một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t’1 = 380C. Tính khối lượng nước m đã trút ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng t’2 ở bình 2.
7)Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = 3t1/2 . Sau khi trộn lẫn vào nhau nhiệt độ cân bằng là 250C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.:)
Chúc các bạn thành công!!!

7)Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thư nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = 3t1/2 . Sau khi trộn lẫn vào nhau nhiệt độ cân bằng là 250C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình. (ĐS: 200C; 300C)

8)Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 400C. Bình 2 chứa m2 = 1kg nước ở t2 = 200C. Trút từ bình 1 sang bình 2 một lượng nước m (kg), khi bình 2 nhiệt độ đã ổn định lại trút một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t’1 = 380C. Tính khối lượng nước m đã trút ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng t’2 ở bình 2. (ĐS: 0,25kg; 240C)
 
C

colang20

Thả đồng thời 350g sắt ở nhiệt độ 40C và 800g đồng ở nhiệt độ 45C vào 1500g nc ở nhiệt độ 95C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt biết nhiệt dung riêng của của sắt là 460 J/kgK, đồng là 380J/kgK, của nước là 4200J/kgK.Lập pt cân bằng nhiệt
 
N

nhuquynhdat

Thả đồng thời 350g sắt ở nhiệt độ 40C và 800g đồng ở nhiệt độ 45C vào 1500g nc ở nhiệt độ 95C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt biết nhiệt dung riêng của của sắt là 460 J/kgK, đồng là 380J/kgK, của nước là 4200J/kgK.Lập pt cân bằng nhiệt

$m_1=350 g=0,35 kg$

$m_2=800 g=0,8 kg$

$m_3=1500 g=1,5 kg$

Nhiệt lượng do sắt và đồng thu vào lần lượt là:

$Q_1=m_1.c_1.\Delta t_1=0,35.460.(t-40)=161(t-40)$

$Q_2=m_2.c_2. \Delta t_2=0,8. 380.(t-45)=304(t-40)$

Nhiệt lượng do nước tỏa ra là:

$Q_3=m_2.c_3.(95-t)=1,5.4200.(95-t)=6300(95-t)$

Do $Q_1+Q_2=Q_3$

$\to 161(t-40)+304(t-40)=6300(95-t)$

Giải PT ra t là nhiệt độ cân bằng
 
T

trinhminh18

có kq rùi có cần giải ko bạn hay mình cứ giải nhé

4.Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g chứa một lượng m2 = 500g nước ở cùng nhiệt độ t1 = 150C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc đã được nung nóng tới t2 = 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t = 170C. Tính khối lượng m3 của nhôm và m4 của thiếc có trong hỗn hợp.
Nhiệt dung riêng của: nhiệt lượng kế; nước, nhôm và của thiếc lần lượt: C1 = 460J/kg.K; C2 = 4200J/kg.K; C3 = 900J/kg.K; C4 = 230J/kg.K.:)>-
Giải: Ta có phương trình cân = nhiệt :
$(c1.m1+c2.m2).(170-150)=(c3.m3+c4.m4)(1000-170)$
Hay $(460.0,1+4200.0,5).20=(900.m3++230.m4).830$
\Rightarrow...\Rightarrow$\dfrac{90}{23}$.m3+m4= $\dfrac{2146}{9545}$ (1)
Mà $m3+m4=0,15$ (2)
Từ (1);(2) \Rightarrow$\dfrac{67}{23}m3=\dfrac{2857}{38180}$
\Rightarrowm3~ 0,025 (kg) = 25(g)
\Rightarrowm4~125 (g)
 
Last edited by a moderator:
T

trinhminh18

7)Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thư nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2 = 3t1/2 . Sau khi trộn lẫn vào nhau nhiệt độ cân bằng là 250C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình. (ĐS: 200C; 300C)

8)Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 400C. Bình 2 chứa m2 = 1kg nước ở t2 = 200C. Trút từ bình 1 sang bình 2 một lượng nước m (kg), khi bình 2 nhiệt độ đã ổn định lại trút một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t’1 = 380C. Tính khối lượng nước m đã trút ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng t’2 ở bình 2. (ĐS: 0,25kg; 240C)


Giải: 7/ Nhiệt lượng mà nước ở bình 1 nhận đc là $Q1=m.c. (250-t1)$
Nhiệt lượng nước ở bình 2 toả ra là $Q2=m.c.(t2-250)$
Mà Q1=Q2 nên $250-t1=t2-250$
\Rightarrow$t1+t2=500$ (1)
Mà $t2=\dfrac{3}{2}.t1$ (2)
Thay (2) vào (1) đc kết quả như trên
8/Sau khi rót lượng nc m từ bình 1 sang bình 2; Ta có PT cân = nhiệt :
$m(t'2-t1)=m2(t2-t'2)$ (1)
Tuong tự cho lần rót thứ 2; nhiệt độ cân = cho bình 1 lúc này là t'1;lượng nc trong bình 1 chỉ còn m1-m ta có:
$m(t'2-t'1)=(m1-m)(t'1-t1)$
\Rightarrow$m(t'2-t1)=m1(t'1-t1)$ (2)
từ (1); (2) \Rightarrow $t'2=\dfrac{m2t2-m1.(t'1-t1)}{m2}=160^o$ (3)
Thay (3) vào (2) đc m=...

(mình thắc mắc ko bik là bài 8 mình làm sai; tính sai chỗ nào hay là đáp án của bạn có vấn đề z; bạn xem lại giùm mình vs nha:))






 

Trần Đức Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng tư 2017
297
60
94
Thái Bình
THPT Chuyên Lương Văn Tụy
cho mình hỏi tí nhé:tại sao các bể chứa xăng lại được quét 1 lớp nhũ mà trắng bạc.
 

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
339
Bình Định

Nguyễn Văn Thắng

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng năm 2017
2
0
1
21
:r2
mọi người giúp mk giiaỉ câu này với:
Hà và Bố mẹ có kế hoạch về quê thăm ông bà nội, họ có chuẩn bị 1 thùng cá tươi ngon.Vì đường xa nên phải bảo quản tốt , Hà định cho cá vào thùng cùng với nhiều đá lạnh để bảo quản. Hãy cho biết nên để đá lạnh ở trên hay dưới cá thì cá sẽ lạnh nhanh và tươi ngon hơ? Giải thích ?
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Ý của câu này chắc là để đá ở trên vì khí lạnh sẽ lan xuống nhanh chóng làm lạnh đều cá, chứ để ở dưới khí lạnh tụ dưới đáy thùng, cá ở trên không lạnh chứ gì?

Thực tế bạn để trên hay để dưới đều "tào lao cả". Đập vụn đá ra rồi cứ 1 lớp đá, 1 lớp cá xếp chồng lên nhau các bạn nhé. Vừa tiết kiệm diện tích, vừa làm cho cá lạnh nhanh và đều.
 

Phi Phi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
23
11
81
21
Khi cung cấp nhiệt lượng 8400J cho 1kg của một chất thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 2°C. Chất này là chất nào?
 
Top Bottom