Văn Bình luận tính trữ tình chính trị và chất liệu văn hóa nhân gian

miaa3472

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười hai 2021
9
10
21
18
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận xét về chất trữ tình chính luận và chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích sau:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
....
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi""
Anh/chị gợi ý cho em với ạ, phần này là phần 1₫ của bài làm văn nghị luận về đoạn thơ của 12 , em đang bị bí ý không biết nên bắt đầu dẫn vào đoạn bình luận như thế nào cho hay và ấn tượng hơn
Em cám ơn trước<3
 
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Nhận xét về chất trữ tình chính luận và chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích sau:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
....
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi""
Anh/chị gợi ý cho em với ạ, phần này là phần 1₫ của bài làm văn nghị luận về đoạn thơ của 12 , em đang bị bí ý không biết nên bắt đầu dẫn vào đoạn bình luận như thế nào cho hay và ấn tượng hơn
Em cám ơn trước<3
miaa3472Phần này là 1 hay 3đ vậy c?
Em nhớ k nhầm nlvh không có phần nào 1 điểm ạ!
Ý c là phần khái quát chung hay phần phân tích đoạn ạ?
Nếu phần phân tích đoạn thì c tham khảo qua link này ạ: https://diendan.hocmai.vn/threads/dan-y-va-cach-lam-cac-dang-de-nghi-luan-van-hoc.828620/
Dạng: Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ .
 
Last edited:
  • Love
Reactions: miaa3472

miaa3472

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười hai 2021
9
10
21
18
TP Hồ Chí Minh
Phần này là 1 hay 3đ vậy c?
Em nhớ k nhầm nlvh không có phần nào 1 điểm ạ!
Ý c là phần khái quát chung hay phần phân tích đoạn ạ?
Nếu phần phân tích đoạn thì c tham khảo qua link này ạ: https://diendan.hocmai.vn/threads/dan-y-va-cach-lam-cac-dang-de-nghi-luan-van-hoc.828620/
Dạng: Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ .
Mộ Dung Thu VũPhần này chỉ là đoạn bình luận sau đoạn nghệ thuật của bài nlvh thôi í, đề bài cụ thể của đề này là cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau .... Rồi nhận xét chất trữ tình chính luận và chất văn hóa nhân gian trong đoạn trích. Cấu trúc bài văn của tớ thường làm của phần thân là đoạn khái quát → phân tích theo hướng nghệ thuật đến nội dung → đoạn nghệ thuật → đoạn bàn luận. Tớ bị yếu phần bàn luận. Cô nói là năm nay kiểm tra HKI đoạn nlvh 5₫ mà phần bình luận chiếm 1₫ á
 
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Phần này chỉ là đoạn bình luận sau đoạn nghệ thuật của bài nlvh thôi í, đề bài cụ thể của đề này là cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau .... Rồi nhận xét chất trữ tình chính luận và chất văn hóa nhân gian trong đoạn trích. Cấu trúc bài văn của tớ thường làm của phần thân là đoạn khái quát → phân tích theo hướng nghệ thuật đến nội dung → đoạn nghệ thuật → đoạn bàn luận. Tớ bị yếu phần bàn luận. Cô nói là năm nay kiểm tra HKI đoạn nlvh 5₫ mà phần bình luận chiếm 1₫ á
miaa3472À vậy c tham khảo bài làm ở dưới nhaa!
 
  • Love
Reactions: miaa3472

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Nhận xét về chất trữ tình chính luận và chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích sau:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
....
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi""
Anh/chị gợi ý cho em với ạ, phần này là phần 1₫ của bài làm văn nghị luận về đoạn thơ của 12 , em đang bị bí ý không biết nên bắt đầu dẫn vào đoạn bình luận như thế nào cho hay và ấn tượng hơn
Em cám ơn trước<3
miaa3472THÂN BÀI:
Bước 1: Khái quát chung:

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ chống Mỹ
Chất liệu để biểu đạt là những sự việc lấy từ cuộc sống quen thuộc hoặc từ nguồnvăn học dân gian, nhưng ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa, nói lên những điều rất giản dị nhưng cũng rất to lớn về Đất Nước
Bước 2: Phân tích đoạn thơ:
Phần này c trích thơ ra ạ! ( Trích cả đoạn phân tích c nhé!)

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…”
Xong c phân tích 2 câu 1:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể"
Sau khi trích thơ, c phân tích Đất Nước là gì? Chủ đề thế nào? Cách chọn của tác giả? Suy nghĩ của tác giả!
Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước, tiếp nối mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước. Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận - trữ tình. Mở đầu là những lời bình dị nhưng hàm súc: “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi”. Đất nước thành bậc tiền nhân. Mọi người đều được nuôi dưỡng từ đất nước... Nhắc lại điệp khúc “ngày xửa ngày xưa...”, tác giả muốn chứng tỏ đất nước hình thành từ rất lâu, đất nước có trong từng lời mẹ kể.
Gắn liền với sinh hoạt gia đình: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Tuy vậy, đất nước chỉ lớn lên với truyền thống: “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” và quá trình hình thành nhiều phong tục, tập quán. Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi:
Tóc mẹ thì búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang theo hơi thở tâm tình của ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” thấm thía tình nghĩa thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...

Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người Nhân Dân không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm

Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.

Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kỳ vĩ và giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại thế lực bạo tàn.

Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng.
Trích:
https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-12-tay-tien.180818/post-2121524
 
  • Love
Reactions: miaa3472
Top Bottom