N
nobita252


Chương I: ĐỘT BIẾN GEN
I. BIẾN DỊ KHÔNG DI TRUYỀN VÀ DI TRUYỀN
1. Khái quát về biến dị
Thông thường, biến dị được chia thành biến dị di truyền và biến dị ko di truyền. Biến dị di truyền là biến dị của kiểu gen và được truyền cho các thế hệ sau. Biến dị không di truyền là biến đổi của kiểu hình, không được duy trì ở thế hệ sau. Thường biến là một kiểu biến dị ko di truyền.
Các biến dị di truyền phần lớn liên quan đến những biến đổi NST trong nhân tế bào, một số rất ít ở ngoài nhân. Biến dị trong nhân có thể chia thành biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Biến dị tổ hợp gồm 2 loại:
- Tổ hợp tự do khi các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Tái tổ hợp khi có trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
2. Thường biến
Thường biến là những biến dị ko di truyền, thường có tính định hướng do một tác động biết được và xảy ra đồng thời trên nhiều cá thể, Darwin gọi là biến dị xác định. Ví dụ: Trong chăn nuôi cung cấp nhiều thức ăn tốt thì các động vật nuôi to béo, tăng trọng nhanh.
Thường biến ko di truyền nhưng mức độ biến đổi xảy ra trong một giới hạn nhất định gọi là phạm vi phản ứng. Ví dụ: Heo mọi được cung cấp dư thừa thức ăn tốt cũng ko lớn được bằng heo giống nhập nội. Phạm vi phản ứng do kiểu gen xác định nên cuối cùng các biến dị ko di truyền cũng chịu sự kiểm soát của các gen.
3. Biến dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp có được do sự sắp sếp lại các gen khi lai. Sự sắp xếp lại đó có thể do tổ hợp tự do các gen khi chúng nằm trên các cặp NST khác nhau, có thể do tái tổ hợp khi các gen liên kết với nhau.
Biến dị tổ hợp là cơ sở của sự khác nhau giữa các cá thể sinh sản hữu tính cùng loài. Ví dụ: Tế bào người có 23 NST. Với số lượng NST này, nếu ko có tái tổ hợp thì ở người giảm phân sẽ cho 2^23 loại giao tử. Số tổ hợp từng ấy loại giao tử khi gặp nhau 1 cách ngẫu nhiên trong thụ tinh là 4^23. Nếu thêm vào đấy biến dị do tái tổ hợp thì số con sẽ lớn vô cùng. Do đó ta hiểu vì sao hiếm gặp 2 ng` hoàn toàn giống nhau, trừ sinh đôi cùng trứng.
Biến dị tổ hợp giữ vai trò quan trọng nhất trong tiến hoá vì chính nó tạo nên sự đa dạng di truyền đến mức ko có 2 cá thể hoàn toàn giống nhau.
Công tác lai tạo giống chủ yếu tạo ra nhiều biến dị tổ hợp để chọn lựa các dạng tốt nhất làm giống.
4.Quá trình đột biến tự nhiên
Đột biến theo nghĩa rộng chỉ các biến đổi di truyền xảy ra đột ngột. Từ xa xưa, con người đã nhận thấy nhiều đột biến tự nhiên. Nhiều giống cây trồng và vật nuôi bắt nguồn từ các đột biến. một ví dụ thường được nhắc tới là giống cừu chân ngắn Ankon bắt nguồn từ dạng đột biến, được sinh ra năm 1791 ở nông trại Ankon bang Massachusettes (Mĩ).
Ở Drosophilla (Ruồi giấm), đột biến đầu tiên nhận được là mắt trắng, su đó hàng trăm đột biến khác được phát hiện.
Đột biến gen là đột biến được hiểu theo nghĩa hẹp, là chỉ những biến đổi xảy ra bên trong cấu trúc gen. Mỗi đột biến gen dẫn đến sự thay đổi trình tự nucleotit tạo ra các alen khác nhau. Đột biến có thể xảy ra do biến đổi nhiều nucleotit, có thể do 1 nucleotit. Đột biến genko phát hiện được khi quan sát tế bào học.
Trong tự nhiên, dù giữ trong điều kiện nào, tất cả cá gen đều có đột biến, được gọi là đột biến tự nhiên hay ngẫu nhiên. Các đột biến tự nhiên thường xuất hiện rất ít. Khái niệm tần số đột biến được dùng để đánh giá mức độ xuất hiện nhiều hay ít đột biến ở 1 gen. Có người phân biệt tần số với tốc độ đột biến.
Các gen khác nhau của cùng 1 sinh vật có thể có tàn số đột biến khác nhau. Nhưng tần số đột biến tự nhiên đối với mỗi gen là 1 số ổn định.
Tần số đột biến được đánh giá theo các căn cứ khác nhau như: trên 1 lần sao chép, 1 lần fân bào hay trên 1 giao tử và trên 1 tế bào/1 thế hệ.
Tuy tần số đột biến của từng gen là rất thấp, nhưng tổng các đột biến của nhiều gen là một số đáng kể, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hoá.
Đột biến ảnh hưởng đến mọi tính trạng khác nhau của sinh vật và tác động theo mọi hướng.
Quần thể tự nhiên có nhiều sinh vật mang các đột biến lặn. Sự giao phối gần hoặc cận huyết dễ làm xuất hiện các đột biến lặn.
I. BIẾN DỊ KHÔNG DI TRUYỀN VÀ DI TRUYỀN
1. Khái quát về biến dị
Thông thường, biến dị được chia thành biến dị di truyền và biến dị ko di truyền. Biến dị di truyền là biến dị của kiểu gen và được truyền cho các thế hệ sau. Biến dị không di truyền là biến đổi của kiểu hình, không được duy trì ở thế hệ sau. Thường biến là một kiểu biến dị ko di truyền.
Các biến dị di truyền phần lớn liên quan đến những biến đổi NST trong nhân tế bào, một số rất ít ở ngoài nhân. Biến dị trong nhân có thể chia thành biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Biến dị tổ hợp gồm 2 loại:
- Tổ hợp tự do khi các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Tái tổ hợp khi có trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
2. Thường biến
Thường biến là những biến dị ko di truyền, thường có tính định hướng do một tác động biết được và xảy ra đồng thời trên nhiều cá thể, Darwin gọi là biến dị xác định. Ví dụ: Trong chăn nuôi cung cấp nhiều thức ăn tốt thì các động vật nuôi to béo, tăng trọng nhanh.
Thường biến ko di truyền nhưng mức độ biến đổi xảy ra trong một giới hạn nhất định gọi là phạm vi phản ứng. Ví dụ: Heo mọi được cung cấp dư thừa thức ăn tốt cũng ko lớn được bằng heo giống nhập nội. Phạm vi phản ứng do kiểu gen xác định nên cuối cùng các biến dị ko di truyền cũng chịu sự kiểm soát của các gen.
3. Biến dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp có được do sự sắp sếp lại các gen khi lai. Sự sắp xếp lại đó có thể do tổ hợp tự do các gen khi chúng nằm trên các cặp NST khác nhau, có thể do tái tổ hợp khi các gen liên kết với nhau.
Biến dị tổ hợp là cơ sở của sự khác nhau giữa các cá thể sinh sản hữu tính cùng loài. Ví dụ: Tế bào người có 23 NST. Với số lượng NST này, nếu ko có tái tổ hợp thì ở người giảm phân sẽ cho 2^23 loại giao tử. Số tổ hợp từng ấy loại giao tử khi gặp nhau 1 cách ngẫu nhiên trong thụ tinh là 4^23. Nếu thêm vào đấy biến dị do tái tổ hợp thì số con sẽ lớn vô cùng. Do đó ta hiểu vì sao hiếm gặp 2 ng` hoàn toàn giống nhau, trừ sinh đôi cùng trứng.
Biến dị tổ hợp giữ vai trò quan trọng nhất trong tiến hoá vì chính nó tạo nên sự đa dạng di truyền đến mức ko có 2 cá thể hoàn toàn giống nhau.
Công tác lai tạo giống chủ yếu tạo ra nhiều biến dị tổ hợp để chọn lựa các dạng tốt nhất làm giống.
4.Quá trình đột biến tự nhiên
Đột biến theo nghĩa rộng chỉ các biến đổi di truyền xảy ra đột ngột. Từ xa xưa, con người đã nhận thấy nhiều đột biến tự nhiên. Nhiều giống cây trồng và vật nuôi bắt nguồn từ các đột biến. một ví dụ thường được nhắc tới là giống cừu chân ngắn Ankon bắt nguồn từ dạng đột biến, được sinh ra năm 1791 ở nông trại Ankon bang Massachusettes (Mĩ).
Ở Drosophilla (Ruồi giấm), đột biến đầu tiên nhận được là mắt trắng, su đó hàng trăm đột biến khác được phát hiện.
Đột biến gen là đột biến được hiểu theo nghĩa hẹp, là chỉ những biến đổi xảy ra bên trong cấu trúc gen. Mỗi đột biến gen dẫn đến sự thay đổi trình tự nucleotit tạo ra các alen khác nhau. Đột biến có thể xảy ra do biến đổi nhiều nucleotit, có thể do 1 nucleotit. Đột biến genko phát hiện được khi quan sát tế bào học.
Trong tự nhiên, dù giữ trong điều kiện nào, tất cả cá gen đều có đột biến, được gọi là đột biến tự nhiên hay ngẫu nhiên. Các đột biến tự nhiên thường xuất hiện rất ít. Khái niệm tần số đột biến được dùng để đánh giá mức độ xuất hiện nhiều hay ít đột biến ở 1 gen. Có người phân biệt tần số với tốc độ đột biến.
Các gen khác nhau của cùng 1 sinh vật có thể có tàn số đột biến khác nhau. Nhưng tần số đột biến tự nhiên đối với mỗi gen là 1 số ổn định.
Tần số đột biến được đánh giá theo các căn cứ khác nhau như: trên 1 lần sao chép, 1 lần fân bào hay trên 1 giao tử và trên 1 tế bào/1 thế hệ.
Tuy tần số đột biến của từng gen là rất thấp, nhưng tổng các đột biến của nhiều gen là một số đáng kể, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hoá.
Đột biến ảnh hưởng đến mọi tính trạng khác nhau của sinh vật và tác động theo mọi hướng.
Quần thể tự nhiên có nhiều sinh vật mang các đột biến lặn. Sự giao phối gần hoặc cận huyết dễ làm xuất hiện các đột biến lặn.
Last edited by a moderator: