X
xuka_thongminh
sao mà biết được, mấy câu hỏi gì khó zu zak, bạn ko biết nên lập ra hội này ah, cũng vui đó, vậy cố gắng nha , mà bạn tính đi quân sự biển sao
ủacho hỏi vài vấn đề na!
Quần đảo Hoàng SA và Trường Sa đông hay ít dân cư? Tập trung ở đâu tại sao có sự phân bố ấy?
Nước ta đã khai thác và sử dụng những nguồn lợi ở 2 đảo này như thế nào?
Vấn đề môi trường ?
cho hỏi vài vấn đề na!
Quần đảo Hoàng SA và Trường Sa đông hay ít dân cư? Tập trung ở đâu tại sao có sự phân bố ấy?
Nước ta đã khai thác và sử dụng những nguồn lợi ở 2 đảo này như thế nào?
Vấn đề môi trường ?
Các bạn đã nhầm khá lớn vì dân cư của 2 quần đảo này là khoảng 8000 người. Sinh sống chủ yếu ở các đảo lớn như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây.... nhờ đánh bắt thuỷ sản
Vấn đề môi trường của trường sa như thế nào ợ?ở đó có đủ điều kiện cho người dân sống k(ví dụ như:điện,nước sạch,vệ sinh thực phẩm,....)
*******************************
hì.pic mình lập ra với mục đích là ai chưa biết sẽ biết,ai biết rồi biết nữa.còn nếu mình được đi quân sự ngoài đó thì mình sẵn sàng.thanh niên 3 sẵn sàng mà bạn.mong các bạn góp ý kiến thảo luận để pic phát triển.hi.tks all!sao mà biết được, mấy câu hỏi gì khó zu zak, bạn ko biết nên lập ra hội này ah, cũng vui đó, vậy cố gắng nha , mà bạn tính đi quân sự biển sao
Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. ( tài liệu em lấy từ google ) vì thấy không ai trả lời hết.
Tiềm năng phát triển kinh tế biển, đánh bắt cá lớn và xa bờ, tạo nhiều nguồn lợi cho Việt Nam.
Giúp em (, em bí rồi (
Em giúp mọi người hiểu thêm về khái niệm này đi:
Thế nào là hải lý?
Thế nào là ranh giới lãnh hải?
Thế nào là vùng an ninh?
Thế nào là vùng đặc quyền kinh tế?
nếu em giải thích được, câu trả lời trên kia của em sẽ đầy đủ hơn đó.
Cố lên nhé
Hải lý là đơn vị đo độ dài trên biển. 1 hải lý = 1.852km
Trên biển dựa trên các đảo nhỏ, lập được đường cơ sở, bên trong đường cơ sở là nội thủy, vùng từ bên ngoài đường cơ sở tới đường cách đường cơ sở 12 hải lý được gọi là vùng lãnh hải. Đường cách đường cơ sở 12 hải lý được gọi là ranh giới lãnh hải. Những vùng tranh chấp như vịnh bắc bộ được chia ra theo sự thỏa thuận của các bên. Đường ranh giới lãnh hải còn được coi là biên giới trên biển của quốc gia đó.
Theo kiến thức mình được học mình không biết vùng an ninh là gì.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trong vùng này quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
mọi người có thể xem ảnh để hiểu rõ hơn. Chúc các bạn học tốt môn địa và hiểu rõ hơn về Việt Nam thân yêu
cái đó chị lấy ở wikipedia phải không chị, nhưng em muốn hiểu kĩ hơn cơ, chị có thể giải thích rõ hơn được không ?
Đường cơ sở là gì? Ý nghĩa của nó trong việc xác định không gian biển?
Đường cơ sở là cách nói ngắn của từ “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Tuy nhiên, do sau này đường cơ sở này còn là căn cứ để xác định ranh giới của tất cả các vùng biển còn lại nên người ta có xu hướng gọi tắt. Theo cách hiểu trực quan nhất, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải chính là đường ranh giới bên trong của lãnh hải. Theo Công ước Luật biển 1982, ta có hai loại đường cơ sở: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.
Đường cơ sở thông thường “… là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận” (Điều 5, Công ước Luật biển 1982).
Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và do những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7, Công ước Luật biển 1982). Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ hai điều kiện:
Tuyến đường cơ sở thẳng vạch phải đi theo xu hướng chung của bờ biển, và
Các vùng biển ở bên trong đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ.
Khi vạch ra đường cơ sở thẳng phải tuân thủ theo các hạn chế sau:
Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, hoặc việc kẻ đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế;
Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế.
Đường cơ sở quần đảo: là đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này phải bảo đảm các điều kiện:
Khu vực trong đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1.
Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý nhưng cũng không được quá 125 hải lý.
Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của hòn đảo.
Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền về kinh tế.
Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ranh giới các vùng biển. Theo Công ước Luật biển 1982, đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp (24 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ đường cơ sở)