Bí quyết làm văn Nghị luận xã hội

H

hocmai.nguvan

Hi, ừ.
Thực ra việc đọc tham khảo bài viết của người khác chẳng có gì là xấu cả. Quan trọng là mục đích đọc những bài viết đó để làm gì.
Nếu như đọc để chép một cách "mù quáng" thì vô tác dụng, mình chẳng học được cái gì tốt cho mình. Và điều này thực sự là không nên một chút nào.
Nhưng đọc để tham khảo, đọc để học tập cái tốt thì đó là điều rất nên.
Tại sao lại có những cuốn sách tuyển tập những bài văn đạt điểm cao?
Mục đích là để chúng ta đọc và học cách diễn đạt, cách lập luận, cách triển khai và giải quyết vấn đề....
Còn về mặt kiến thức: nếu như chúng ta đọc nhiều thì chúng ta sẽ biết nhiều, điều này hữu ích cho chúng ta khi viết bài. Chúng ta có thể có được những thông tin mà trước đây chúng ta không biết, hoặc chúng ta phát hiện ra những tri thức hay của bài viết đó...
Học hỏi là một cách để chúng ta tiến bộ. Chẳng ai làm tốt 1 cái gì mà ko dựa trên 1 cơ sở, nền tảng nào đó. Nhưng hãy nhớ tôn trọng "tài sản tri thức" của người khác. Nếu như em muốn dùng nguyên văn một đoạn hay một ý nào đó, hãy có trích dẫn trong ngoặc kép và chú giải nguồn dẫn. Còn khi em chỉ mượn ý của họ thì hãy cố gắng biến cái ý đó thành của mình bằng cách dùng lối diễn đạt bằng cách hiểu của chính mình. Như thế em sẽ nhớ lâu hơn và biến những cái đó trở thành tri thức của bản thân
Thêm một điều chú ý nữa nhé: Không phải cái gì mới lạ trong bài người khác cũng là đúng và tốt đâu, chúng ta phải biết cách chọn lọc.
Hi vọng, với tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức, em sẽ trang bị cho mình 1 hành trang tri thức vững vàng để bước vào các kỳ thi sắp tới!
Chúc em thành công!
 
V

vominhkieuchau

thích làm dạng bài rút ra suy nghĩ từ 1 câu chuyện hay 1 câu nói nào đó.
Nếu bạn là người trân trọng và biết cách sống, biết cách nhìn nhận và quan sát thì không quá khó để hoàn thành bài viết đó. Mỗi đề đưa ra hãy xem nó là 1 ngọn núi, khi vượt qua bạn sẽ thấy hạnh phúc.
Thư thái và thoải mái trước khi làm bài, căn thẳng là bạn đang trói buộc cảm xúc và những dòng suy nghĩ.
 
H

hocmai.nguvan

Thực ra để tìm những bài viết về nghị luận hoặc có liên quan đến nghị luận em có thể tìm cách sách tham khảo về nghị luận xã hội, có rất nhiều ở các nhà sách đó em. Hoặc em có thể tham khảo các bài báo trên mạng, các trang văn học. Sẽ có những bài viết của các thầy cô hoặc các nhà nghiên cứu về 1 vấn đề nào đó.
Chúc em sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kĩ năng viết bài!
Thân ái!
 
P

pontan

Chị ơi,giúp giùm e cái này. Em có đọc 1 cuốn sách,mà hướng dẫn lạ lắm. Cách làm thân bài chỉ gồm 3 bước thôi.
Bước 1,2 là để tìm ý
Giải thích thì dùng cong thức Gì-Nào-sao-do-nguyen-hậu (cái gì -thế nào -tại sao -do đâu -nguyen nhân -hậu quả)
Chứng minh thì: Mặt -không - Giai - thời -lứa ( các mặt vấn đề - Không gian xra- giai đoạn - thời gian- lứa tuổi )
bước 3 là hình thành đoạn văn từ những ý trên.

Họ nói đọc kỹ đề rồi tự đặt câu hỏi như trên sẽ có ý,sau đó hợp các ý thành 1 đoạn văn.nhưng lại ko cho cái ví dụ nào hết,hix. Nên cũng ko biết áp dụng như thế nào nữa.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Em có thể cho chị biết cuốn sách đó là cuốn sách gì? của tác giả nào và do nhà xuất bản nào xuất bản không em?
Về cơ bản, những câu hỏi mà họ đưa ra dưới dạng công thức theo như em dẫn thì cũng không có gì lạ cả em ạ. Tuy nhiên tuỳ theo dạng nghị luận mà chúng ta áp dụng công thức đó. Theo chị thấy các công thức đó hợp với một đề nghị luận về 1 hiện tượng xã hội. Chị có thể lấy ví dụ như sau:
Hiện tượng tai nạn giao thông
- Cái gì: vấn đề về tai nạn giao thông
- Thế nào: hiện nay tai nạn giao thông xảy ra càng nhiều => vấn đề báo động
- Do đâu (nguyên nhân): ý thức tham gia gth của ng dân + cơ sở hạ tầng: cầu, đường, đèn...(các công trình giao thông) chưa đảm bảo chất lượng...
- Hậu quả: tai nạn gthong xảy ra nhiều nơi, gây thiệt hại đến tính mạng con người...(Kèm theo ví dụ)
Khi chứng minh:
- Các mặt của vấn đề: đi phân tích chứng minh nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, cách xử lí của ng dân và các cấp chính quyền như thế nào...
- Không gian - thời gian - giai đoạn: chủ yếu em lấy thống kê con số các vụ tai nạn giao thông, số ng chết trong các năm; những vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ở đâu, thời gian, hậu quả tn?...
- Lứa tuổi: liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.
Công thức trên chỉ là tương đối, em cần vận dụng linh hoạt vào từng đề cụ thể em nhé!
Chúc em ôn và thi tốt!
 
Top Bottom