Sử BẾP HOÀNG CẦM

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có 3 người cùng mang tên Hoàng Cầm. Một Hoàng Cầm sau trở thành thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Một Hoàng Cầm nhà thơ nổi tiếng với Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông.. Và một nữa, là một người lính rất bình thường.
Người lính rất bình thường ấy quê gốc ở Cát Nội, Nam Ninh, Nam Hà. Năm 20 tuổi, vì đói nghèo, anh bỏ lên Tam Đảo, Vĩnh Phúc làm thợ nề, sau làm bếp cho Tây. Cách mạng tháng Tám thành công, rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hoàng Cầm xung phong vào bộ đội. Sẵn có nghề nấu ăn, anh được cử làm anh nuôi bếp đội phẫu thuật, Đại đoàn 308 năm 1951.
Trong giai đoạn này, quân ta còn khá yếu kém, vũ khí phòng không chưa mạnh trong khi quân đội Pháp lại chiếm thế thượng phong về không quân. Trong các chiến dịch hoặc hành quân hoặc khi đóng quân, việc nấu ăn thường làm khói bốc lên cao, các máy bay trinh sát Pháp thường xuyên bay lượn phía trên và khi gặp khói lan tỏa, lập tức gọi máy bay ném bom đến oanh tạc, khiến bộ đội bị thương và hy sinh rất nhiều.
Chiến sĩ Hoàng Cầm đã sáng chế ra cách đặt bếp mới. Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đường rãnh càng dài, khỏi sẽ tỏa ra càng xa và càng nhẹ. Khói từ trong lò bếp theo các rãnh đó khi lan xa chỉ còn là một dải hơi nước mỏng như làn sương, sẽ tan nhanh khi rời khỏi mặt đất.
Bếp do Hoàng Cầm thiết kế được đào trong lòng đất, nên đảm bảo nấu nướng không phát ra ánh sáng ngay cả trong đêm tối. Điều này trên thực tế chiến đấu đã tránh được rất nhiều thương vong cho bộ đội ta. Do đó, có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu. Từ sự hiệu quả của loại đặt bếp trên, bếp đã được mang tên của chiến sĩ Hoàng Cầm và được đặt tên là bếp Hoàng Cầm. Với bếp Hoàng Cầm, yêu cầu bí mật đã được đề ra như một khẩu hiệu một thời máu lửa: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”,. đã được thực hiện tốt hơn hẳn
Bếp Hoàng Cầm đã phát huy hiệu quả trong chiến dịch Hòa Bình năm 1951 và sau đó là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 góp phần cho việc điều động đại quân đến sát căn cứ mà quân Pháp không hề hay biết và không thể phát hiện dấu vết. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thể nói bếp Hoàng Cầm đã trở thành loại bếp được toàn bộ các chiến khu, chiến trường, sử dụng như chiến khu C, chiến khu D, Tam Giác Sắt Củ Chi, giúp chống lại máy bay do thám của không quân Mỹ.
Với thành tích trên, cha đẻ của bếp Hoàng Cầm đã được bầu là Chiến sĩ thi đua sư đoàn, được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, được gặp Bác Hồ … Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, Hoàng Cầm được tặng thưởng Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên và Huân chương Chiến thắng hạng Ba. Năm 1958, Hoàng Cầm ra quân. Ông tiếp tục công tác tại thị trấn Tam Đảo. Kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, ông được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Hai. Tên tuổi và công trạng của Đại úy Hoàng Cầm được Viện Bảo tàng lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam lưu giữ làm gương cho hậu thế noi theo
Hoàng Cầm mất năm 1996, không được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Cô Hoàng Thị Định – con gái út của ông cho biết : “Chính quyền thị trấn bảo cụ chả có công trạng gì, chỉ là anh nuôi bình thường nên không có tiêu chuẩn đó”.

inbound1090398600277197654.jpg

Nguồn: lịch sử là những trang viết
 
Top Bottom