- 5 Tháng mười một 2018
- 509
- 1,236
- 176
- 19
- Nghệ An
- THcS Quỳnh Hồng
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Có lẽ khá nhiều bạn đã biết và hiểu rõ về "Bạo lực lời nói" nhưng đối với mình thì nó vẫn còn rất mới và lạ nên mình xin phép được dẫn dắt dài dòng về nó một chút! Bạo lực học đường là các hình thức bạo lực có thể xảy ra trong trường học, trong khuôn viên trường hoặc bên ngoài trường học, nhưng đó là do các mối quan hệ được tạo ra trong môi trường học. Trong đó chia làm 2 nhóm đó là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp. Bạo lực trực tiếp hay còn gọi là bạo lực thể chất (theo ước tính thì cứ mỗi năm có khoảng 7000 em học sinh tham gia vào các vụ bạo lực và bị xử lý kỷ luật. ) còn bạo lực gián tiếp thì chia làm 4 phần nhỏ là bạo lực qua mạng, bạo lực tình cảm, bạo lực lời nói và .... ( các bạn tự tìm hiểu nha). Tuy nó chỉ là một phần nhỏ nhưng hậu quả nó gây ra thì không hề nhỏ đâu nha! Định nghĩa bạo lực lời nói (Verbal Bullying) là dùng ngôn ngữ gây tổn thương người khác, nghe có vẻ khá là "chuyện bé xé to"nhỉ! Nhưng nếu như trên mạng sẽ có các bình luận, phát ngôn, video làm bằng chứng thì ở ngoài đời là "lời nói gió bay" tường được cho là "trêu đùa nhau". Bạo lực ngôn ngữ thường gây ra bởi một nhóm người chứ không phải một hay hai người, nguyên nhân không hẳn là bởi vì những mâu thuẫn cá nhân mà là là vì sự adua của các thành phần bên lề. Hậu quả là họ luôn sợ bị cô lập, không dám nói lên chính kiến của bản thân, trở nên ba phải khi có nhiều luồng ý kiến, họ đặt rất ít sự tin tưởng lên người khác nhưng lại có xu hướng tôn sùng những người đã từng giúp đỡ họ và đôi khi là vô tình giúp đỡ họ, dần dần họ ngày càng rơi vào trạng thái bất an và quá nhạy cảm sợ hãi, trầm cảm do suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thậm chí dẫn đến nhưng hậu quả tồi tệ hơn.
Để mình lấy một ví dụ nhỏ nhé: Có một lần khi thầy mình đang trên trên tới trường để chuẩn bị cho ngày hội chợ thì gặp một em trai bị tai nạn giao thông (cụ thể là bị gãy chân), và quyết định đưa em vào bệnh viện. ngay sau khi nhận được tin bố mẹ em ấy liền tới bệnh viện, biết người đưa em ấy tới đây là thầy mình, cả 2 vợ chồng ùa vào mắng nạt tới tấp, yêu cầu phải bồi thường, không cho thầy mình và các bác sỹ tại đó giải thích, nhiều người kéo đến xem rất đông, có người còn bảo phải kiện lên trên rồi cho vào tù, cũng may là các chú công an đã tới kịp thời .... Thầy nói, thầy cũng rất thông cảm vì đó là sự lo lắng tức giận của người làm bố làm mẹ mà thôi, nhưng khi mình hỏi thầy, sau này nếu gặp thầy có làm vậy nữa không thì thầy chỉ cười trừ... ( đây có được tính là bạo lực lời nói không nhỉ?)
Sau đây là một số cách để phòng ngừa và khắc phục mà mình tìm được , nếu mọi người có thì bình luận cho mình xin thêm nha
1. Biết kiềm chế
- Khi tức giận cố gắng kiềm chế nói năng lịch sự tử tế không làm tổn thương người khác
- Không adua theo, đôi khi trong con người ta có các hiệu ứng schadenfreude nhưng hãy biết kiềm chế và không đi quá giới hạn nha (ví dụ về schadenfreude khi bạn thấy ai đó đang đi bình thường bị trượt chân ngã uỵch một cái vào giữa vũng bùn, dù bạn biết người kia đau đấy, nhưng bạn vẫn thấy buồn cười)
- Khi bị bắt nạt bằng lời nói thay vì ủy khúc cầu toàn, tỏ ra lúng túng, bối rối thì bạn hãy tỏ rõ rằng mình không vui và giữ thái đõ bình tĩnh để tránh tiến tới ẩu đả
2. Biết kết nối cộng đồng
- Việc có nhiều bạn bè sẽ giúp bạn tự tin hơn, ít bị cô lập khi có hậu thuẫn vững chắc và sự quan tâm sẻ chia với bạn bè
- Giao tiếp tốt, hòa đồng giúp bạn gỡ bỏ những mâu thuẫn
3. Trang bị, học hỏi thêm nhiều kiến thức
4. Không nên biến mình trở nên lập dị so với mọi người
5. Luôn cảnh giác với các hành vi cửa ngõ
P/s: Do mình lười biết bài nên ý còn lủng củng và nhiều thiếu sót. Mong các bạn sẽ góp ý thêm!
Để mình lấy một ví dụ nhỏ nhé: Có một lần khi thầy mình đang trên trên tới trường để chuẩn bị cho ngày hội chợ thì gặp một em trai bị tai nạn giao thông (cụ thể là bị gãy chân), và quyết định đưa em vào bệnh viện. ngay sau khi nhận được tin bố mẹ em ấy liền tới bệnh viện, biết người đưa em ấy tới đây là thầy mình, cả 2 vợ chồng ùa vào mắng nạt tới tấp, yêu cầu phải bồi thường, không cho thầy mình và các bác sỹ tại đó giải thích, nhiều người kéo đến xem rất đông, có người còn bảo phải kiện lên trên rồi cho vào tù, cũng may là các chú công an đã tới kịp thời .... Thầy nói, thầy cũng rất thông cảm vì đó là sự lo lắng tức giận của người làm bố làm mẹ mà thôi, nhưng khi mình hỏi thầy, sau này nếu gặp thầy có làm vậy nữa không thì thầy chỉ cười trừ... ( đây có được tính là bạo lực lời nói không nhỉ?)
Sau đây là một số cách để phòng ngừa và khắc phục mà mình tìm được , nếu mọi người có thì bình luận cho mình xin thêm nha
1. Biết kiềm chế
- Khi tức giận cố gắng kiềm chế nói năng lịch sự tử tế không làm tổn thương người khác
- Không adua theo, đôi khi trong con người ta có các hiệu ứng schadenfreude nhưng hãy biết kiềm chế và không đi quá giới hạn nha (ví dụ về schadenfreude khi bạn thấy ai đó đang đi bình thường bị trượt chân ngã uỵch một cái vào giữa vũng bùn, dù bạn biết người kia đau đấy, nhưng bạn vẫn thấy buồn cười)
- Khi bị bắt nạt bằng lời nói thay vì ủy khúc cầu toàn, tỏ ra lúng túng, bối rối thì bạn hãy tỏ rõ rằng mình không vui và giữ thái đõ bình tĩnh để tránh tiến tới ẩu đả
2. Biết kết nối cộng đồng
- Việc có nhiều bạn bè sẽ giúp bạn tự tin hơn, ít bị cô lập khi có hậu thuẫn vững chắc và sự quan tâm sẻ chia với bạn bè
- Giao tiếp tốt, hòa đồng giúp bạn gỡ bỏ những mâu thuẫn
3. Trang bị, học hỏi thêm nhiều kiến thức
4. Không nên biến mình trở nên lập dị so với mọi người
5. Luôn cảnh giác với các hành vi cửa ngõ
P/s: Do mình lười biết bài nên ý còn lủng củng và nhiều thiếu sót. Mong các bạn sẽ góp ý thêm!