Bạn nào đang học cacbohidrat thì vào đây nhé!

R

riven

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cùng làm bt chương này nào, mở đầu nhé:

Có các dung dịch không màu [TEX]HCOOH,C{H_3}COOH,{C_2}{H_5}OH,C{H_3}CHO\[/TEX], glixerol, glucozo. Dùng những cặp chất nào có thể nhận biết được cả 6 chất?

A. [TEX]Cu{(OH)_2}\[/TEX], quì tím, [TEX]AgN{O_3}\[/TEX] trong dung dịch [TEX]N{H_3}\[/TEX]

B. quì tím, NaOH và [TEX]A{g_2}O\[/TEX] trong dung dịch [TEX]N{H_3}\[/TEX]

C. [TEX]Cu{(OH)_2}\[/TEX],[TEX] A{g_2}O\[/TEX] trong dung dịch [TEX]N{H_3}\[/TEX] và NaOH

D. quì tím, [TEX]A{g_2}O\ [/TEX]trong dung dịch [TEX]N{H_3}\[/TEX], [TEX]{H_2}S{O_4}\[/TEX] đặc

Viết ptpu?
 
P

pynyfree

quỳ=> HCOOH, CH3COOH=>dùng dịch AgNO3/NH3 nhận HCOOH(kết tủa)
còn C2H5OH, CH3CHO=>dùng dịch AgNO3/NH3 nhận CH3CHO
 
S

sieuchuoi10

chọn câu A.
b1> qùi tím --> HCOOH, CH3COOH (nhóm 1) dung tip AgNO3/NH3 là xong 2 em này.
b2> ta còn lại C2H5OH, CH3CHO, C3H5(OH)3, C6H12O6. ( Nhóm 2 ). dung AgNO3/NH3 ta sẽ chia tiếp đc 2 nhóm (CH3CHO, C6H12O6) và (C2H5OH, C3H5(OH)3). dùng típ Cu(OH)2 dễ thấy C6H12O6 và C3H5(OH)3 tạo dd màu xanh lam
do trong phân tử có 2 nhóm -OH kề nhau. vậy là xong nhé.
Chúc vui.
 
R

riven

Làm tiếp mấy bài nữa nhé:

1. Để phân biệt 2 dung dịch KI và KCl bằng hồ tinh bột người ta phải dùng thêm 1 chất sau đây:
A. [TEX]{O_3}\[/TEX] (ô zôn)
B. [TEX]FeC{l_3}\[/TEX]
C. [TEX]C{l_2}\[/TEX] hoặc [TEX]B{r_2}\[/TEX]
D. không cần dùng chất nào
Chọn đáp án sai?

2. Có 4 gói bột trắng [TEX]CaC{O_3},NaCl,Si{O_2},xelulozo\[/TEX]. Người ta phân biệt 4 chất đó bằng các thuốc thử sau:
A. dung dịch [TEX]{H_2}S{O_4}\[/TEX] đặc
B. dung dịch HCl và [TEX]AgN{O_3}\[/TEX]
C. dung dịch HCl và [TEX]{O_2}\[/TEX] (đốt cháy)
D. dung dịch HCl và dung dịch NaOH

 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1. Dùng O3 để nhận ra KI sau đó dụng I2 tạo ra nhận biết hồ tinh bột => Đáp án A
Bài 2. Bài 2. Đáp án C
Dùng HCl nhận ra CaCO3 và NaCl
Sau đó đốt cháy nhận ra nốt
 
R

riven

Tiếp tục 3 câu nữa nhé:

1/ So sánh glucozo và xenlulozo ta thấy: chúng đều
A. tham gia phản ứng tráng bạc
B. tan dễ dàng trong nước
C. được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp
D. là các polime tự nhiên

2/ So sánh tính chất của glucozo, saccarozo, fructozo, xenlulozo:
1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có các nhóm -OH
2) trừ xenlulozo, còn glucozo, fructozo, saccarozo đều có thể tham gia phản ứng tráng gương
3) cả 4 chất đều có thể tác dụng với Na vì đều có nhóm -OH
4) khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và hơi nước bằng nhau
Hãy chọn các so sánh sai?
A, 1,2,3
B, 1,2,4
C, 2,3,4
D, 1,2,3,4

3/ Cho axit nitric đặc (có mặt H2SO4 đặc) tác dụng với các chất sau: glixerol, xenlulozo, phenol, toluen thu được các sản phẩm có công thức phân tử tương ứng là C3H5N3O9 (1), (C6H7N3O11)n (2), C6H3N3O7 (3), C7H5N3O6 (4). Những chất nào thuộc hợp chất nitro?
A, 2, 3
B, 2, 4
C, 2, 4, 5
D, 3, 4

 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1. A sai vì xelulozo không tham gia phản ứng tráng bác
B sai vì Xelulozo không tan trong nước
D sai vì Glucozo không phải polime
C=> Có thể chấp nhận đáp án này
Bài 2. Cả 4 phát biểu trên đều sai => Đáp án đúng là D
Bài 3. Trong SGK cũng ko đề cập đến phân loại hợp chất nitro chính xác!
 
R

riven

Bài 3. Trong SGK cũng ko đề cập đến phân loại hợp chất nitro chính xác!

Thầy ơi, thế câu này giải quyết sao ạ? Rõ ràng là trong 4 chất đó không hoàn toàn là hợp chất nitro, chỉ có 2 cái cuối, còn 2 cái đầu là gì em chịu!
 
H

hocmai.hoahoc

Nếu ta coi hợp chất có nhóm -NO2 là hợp chất nitro thì đáp án là
(1) có nhóm 3 nhóm - NO3 nên ko phải
(2) cũng vậy có 3 nhóm NO3 nên cũng ko phải hợp chất nitro
3 là hợp chất nitro
4 là hợp chất nitro => Dap án D
 
Top Bottom