Bản đồ tư duy và cách lập ý bài văn phân tích nhân vật

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến!
Bản đồ tư duy là một sáng tạo hết sức hữu ích của Tony Buzan những năm 60 của thế kỷ trước . Bản đồ tư duy đã được sử dụng rất nhiều trong công việc cũng như trong học tập ở các nước phát triển, trong đó Cựu lãnh đạo điều hành của Apple là ông Steve Jobs đã từng sử dụng rất hiệu quả Bản đồ tư duy trong việc sáng tạo và điều hành của mình.
Ở Việt Nam, hiện nay Bản đồ tư duy cũng bước đầu được sử dụng ở các trường học. (Không biết trong số các em đã có bạn nào biết về Bản đồ tư duy chưa?)
Với chủ đề Bản đồ tư duy và cách lập ý cho bài làm văn phân tích nhân vật chị muốn chúng ta thảo luận, trao đổi về phương pháp làm một bài văn phân tích nhân vật.
Đây là một dạng đề rất hay gặp trong các bài kiểm tra hoặc thi Tốt nghiệp, Đại học (tất nhiên ở kỳ thi Đại học, dạng đề này thường là đề chìm, nhưng về cơ bản sẽ có những ý về phân tích nhân vật).
Do đó chị muốn chúng ta chia sẻ về hữu ích của Bản đồ tư duy và cách sử dụng Bản đồ tư duy để lập ý cho bài văn phân tích nhân vật sao cho hiệu quả.
Hi vọng rằng sau khi thảo luận chủ đề này các em sẽ có được phương pháp làm một bài văn phân tích nhân vật thật hiệu quả.
Đầu tiên, chị xin mở màn bằng 2 vấn đề để các em thảo luận:
- Một là: các em biết gì về Bản đồ tư duy?
- Hai là: theo các em, một bài văn phân tích nhân vật cần nêu được những luận điểm gì?
Nào, chúng ta hãy cũng thảo luận nhé!
Chúc các em có những đóng góp sôi nổi và bổ ích!
Thân ái!
 
V

viloetautumn

Em có đọc qua sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế của Adam Khoo và chỉ mới làm quen với sơ đồ tư duy thôi, nhưng quả thật em chưa từng nghĩ sẽ áp dụng vào môn văn bao giờ.Sơ đồ tư duy giúp mình tiết kiệm thời gian, học nhanh, nhớ lâu, và hiểu sau nữa....Mà em chỉ là tay mơ thôi ^^
Em làm văn phân tích thì theo cảm tính thôi ạ, nhưng để phân tích nv thấu đến tâm can thì không nên bỏ sót "ngóc ngách" nào trong vb, từng chi tiết nhỏ đôi khi lại là dẫn chứng quan trọng, mình phải hiểu nhân vật đến độ "cảm" được cái thần của nv đó, cho nên khi làm văn em thường tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh tác phẩm và giả sử như mình là nhân vật,...
Đây là ý kiến nhỏ của em thôi ạ ^^
 
H

hocmai.nguvan

Hi, chào em Violetautumn!
Chị rất trân trọng những đóng góp của em cho chủ đề này. Cuốn sách của Adam Khoo mà em đọc viết khá cơ bản về Bản đồ tư duy.
Chị đã tìm hiểu khá kĩ về Bản đồ tư duy và cũng đã có bài nghiên cứu về việc áp dụng BĐTD trong lập ý bài văn phân tích nhân vật khi học ĐH.
Em nói có ý đúng, đó là cần phải tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh tác phẩm và phải đặt mình vào vị trí của các nhân vật để hiểu được động cơ hành động và tâm trạng của các nhân vật, như thế bài làm sẽ sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, với kiểu bài phân tích nhân vật, việc áp dụng BĐTD vào lập ý sẽ giúp các em rất nhiều trong việc ghi nhớ và trình bày các luận điểm logic, khoa học, khắc phục được lỗi bỏ sót ý.
Quay lại với câu hỏi 2 của chủ đề này nhé!
Theo em khi phân tích nhân vật mình cần nói đến những đặc điểm gì của nhân vật nào? Em có thể kể tên các đặc điểm đó?
Hì, sau khi các em thảo luận gần tới đích nếu các em muốn chị có thể chia sẻ bài nghiên cứu của chị để giúp các em có 1 phương pháp làm bài hiệu quả khi gặp đề bài pt nhân vật...
Chúng ta cùng làm sôi nổi chủ đề này nào!
 
V

viloetautumn

Em học văn không ổn lắm, khi làm khuyết điểm là không lập dàn ý nữa, cho nên khi gặp đề phân tích(gồm cả phân tích nhân vật) thì em hơi rối, theo em,khi phân tích, đầu tiên dựa vào các ý của tác phẩm nói về nhân vật, tất cả những chi tiết về ngoại hình, cử chỉ, lời nói, đôi khi chỉ là một ánh mắt hay cái thở dài mà mình cũng hiểu được đọng lại trong những điều đó là cái hồn của nhân vật, và không quên rằng những nhân vật khác cũng góp phần tô đậm nhân vật chúng ta phân tích, phân tích nhân vật văn học mình cần có sự nhạy cảm đúng không chị, như nv bé Liên trong Hai đứa trẻ, tác giả không nói gì nhiều mà dường như qua khung cảnh, hành động mình lại thấy được sự đa cảm, trong sáng của cô bé đó, còn những nhân vật phức tạp đứng giữa ranh giới thiện-ác như Chí Phèo, mình còn phải hiểu, thậm chí hiểu sâu về cái xã hội u tối bủa vây lấy Chí nữa....
Chị ơi, em rất thích topic này của chị, và thấy rất có ích nữa,nhưng em cũng chỉ biết nói những suy nghĩ rất chủ quan của mình và nhờ chị đóng góp thôi, em nói gì ngây ngô mong chị sửa giúp em, rất cảm ơn chị ^^
 
H

hocmai.nguvan

Hi, Chào em violetautumn!
Chị rất vui vì có một mem rất thích chủ đề này của chị. Chị thấy em là người khá tinh tế đấy. Những gì em viết ở trên cho thấy em biết hướng cảm nhận nhân vật song vấn đề là ở chỗ cảm nhận như thế nào và viết ra như thế nào thôi.
Khi phân tích 1 nhân vật, đúng như những gì em đã nói: ta cần quan tâm đến các chi tiết như về ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (như em nói là ánh mắt, là tiếng thở dài...) và mối quan hệ với những nhân vật khác.
Tuy nhiên như thế thì vẫn chưa đủ em ạ, ngoài những luận điểm em vừa nêu thì chúng ta cần nêu thêm những khía cạnh nữa. Chị có thể liệt kê theo thứ tự các khía cạnh đó như sau:
- Nội dung:
+ Lai lịch
+ Ngoại hình
+ Ngôn ngữ
+ Cử chỉ, hành động
+ Nội tâm
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác
- Các nghệ thuật xây dựng nhân vật
Về cơ bản thì khi phân tích một nhân vật, chúng ta cần làm nổi bật được các ý đó, tuy nhiên cần có sụ linh hoạt khi áp dụng vào một nhân vật cụ thể. Bởi không phải nhân vật nào nhà văn cũng đi sâu vào giới thiệu lai lịch. Do đó, đối với mỗi tác phẩm, từng nhân vật chúng ta cần có những ứng dụng linh hoạt.
Còn về Bản đồ tư duy, em đã từng lập 1 chiếc cho riêng mình chưa? Em có thể chia sẻ những hiểu biết của em về BĐTD được không? Chị nghĩ, sau chủ đề này em sẽ gắn bó với những chiếc BĐTD đó!
^^
Thân ái!
 
V

viloetautumn

Vâng, em đã thử làm một bản SĐTD đơn giản cho môn sử khi đọc cuốn sách của Adam Khoo, nhưng còn nhiều chỗ khúc mắc lắm chị ạ
Những hiểu biết về SĐTD của em thì ít lắm, bởi em ít làm và dùng nó(bây giờ lên 12 thì khá muộn rồi), theo những gì em nhớ thì từ một TRỌNG TÂM thì mình xuất phát ra nhiều nhánh, mỗi nhánh là 1 ý cơ bản, từ những ý cơ bản đó vẽ thêm các nhánh nhỏ hơn để triển khai rõ ý cơ bản đó, mục đích của SĐTD là mình phải thiết kế sao cho dễ học, ít ngôn từ nhưng lại hàm súc, phải xác định được những phần cốt lõi và những chi tiết cần thiết để tránh việc sót thông tin nhưng đồn thời không làm rườm rà
Em vẫn chưa rõ lắm về lập sơ đồ cho cả một chương học, và những môn đòi hỏi kiến thức cơ bản như Sinh học em vẫn chưa làm được, và môn văn dùng SĐTD em vẫn chưa hình dung lắm
Mong ý kiến của chị ạ.Chúc chị sức khỏe ^^
 
H

hocmai.nguvan

Hey, Violetautumn!
Sự hình dung về BĐTD của em tương đối đúng đấy. BĐTD gồm 1 từ trung tâm và các nhánh toả ra từ từ trung tâm đó. Dạng này được gọi là BĐTD cấp 1. Nếu từ các nhánh đó em lại phát triển các nhánh nhỏ hơn thì sẽ có dạng BĐTD cấp 2, 3. Nguyên tắc và mục đích sd BĐTD đúng như những gì em nói ở trên nên chị không nhắc lại nữa.
Khi lập BĐTD cho cả 1 chương học sẽ phát huy tối đa hiệu quả của BĐTD.
Chị lấy ví dụ nhé!
Chẳng hạn như môn Toán. Khi các em học đến chương Đạo hàm, lập BĐTD cho chương này thì chúng ta có thể hình dung như sau (Vì không thể post ảnh trực tiếp lên nên em có thể vào xem link dưới đây)
http://diendan.hocmai.vn/album.php?albumid=4421&pictureid=93914
Chị chỉ lập 1 cái ví dụ làm minh hoạ để em dễ hiểu thôi,còn khi đi vào thực hiện thì có thể BĐTD sẽ nhiều nhánh hơn thế, tuỳ vào người tạo dựng và sử dụng nó.
Các môn còn lại cũng tương tự như thế. Em hoàn toàn có thể lập BĐTD cho việc ôn tập các chương, chuẩn bị cho những kỳ thi hoặc kiểm tra sắp tới.
Riêng môn Văn chị lấy một ví dụ để em xem.
http://diendan.hocmai.vn/album.php?albumid=4421&pictureid=93915
Có gì thắc mắc hoặc chưa hiểu thì em nhắn lại nhé, chị sẽ giải đáp!
Cảm ơn em vì lời chúc nhé! Chị cũng chúc em sức khoẻ và học tốt!^^
Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
V

viloetautumn

Vâng, cảm ơn chị đã cho em xem 2 hình ảnh trên ^^
À em muốn hỏi thêm là, thường thường thì dùng SĐTD cần tóm gọn, như dùng hình ảnh, hình vẽ, nhưng với môn văn thì làm sao dùng được ạ? Bới văn thì ngôn từ nhiều, mà một số môn học khác thì lại khó hiểu và khó hình dung....
Hơn nữa, sao em cứ sợ là SĐTD không giúp mình nhớ hết được các ý, vì thi trắc nghiệm là chủ yếu nên các ý nhỏ cũng khá quan trọng, và em cũng muốn hỏi thêm là khi nào thì chị sẽ triển khai chủ đề SĐTD với văn phân tích ạ?
Hì, cảm ơn chị !!!

Vâng, cảm ơn chị đã cho em xem 2 hình ảnh trên ^^
À em muốn hỏi thêm là, thường thường thì dùng SĐTD cần tóm gọn, như dùng hình ảnh, hình vẽ, nhưng với môn văn thì làm sao dùng được ạ? Bới văn thì ngôn từ nhiều, mà một số môn học khác thì lại khó hiểu và khó hình dung....
Hơn nữa, sao em cứ sợ là SĐTD không giúp mình nhớ hết được các ý, vì thi trắc nghiệm là chủ yếu nên các ý nhỏ cũng khá quan trọng, và em cũng muốn hỏi thêm là khi nào thì chị sẽ triển khai chủ đề SĐTD với văn phân tích ạ?
Hì, cảm ơn chị !!!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào em Viloetautumn!
Việc sử dụng BĐTD cho từng môn học cần có sự linh hoạt như chị đã nói ở lần trao đổi trước; không phải mình dùng BĐTD cho tất cả các bài, mà tuỳ vào nội dung và kết cấu của từng bài mà mình ứng dụng cho phù hợp.
Chị lấy ví dụ nhé. Hiện nay BĐTD áp dụng rất nhiều trong việc hệ thống các kiến thức lý thuyết của các môn tự nhiên. Với các môn xã hội, chẳng hạn như Sử thì em hoàn toàn áp dụng được vào việc hệ thống các sự kiện, hay trong 1 chiến dịch, ta hệ thống số lượng địch bị bắt, số máy bay mình bắn được...
Với môn Ngữ văn: riêng phần Văn học và Tiếng Việt áp dụng sẽ thuận lợi hơn, do 2 phân môn này có hệ thống kiến thức lý thuyết khá rõ ràng.
Với phân môn Tập làm văn: về mảng lý thuyết em cũng có thể áp dụng được. Riêng về việc áp dụng BDTD để viết 1 bài văn thì BDTD chỉ có thể giúp chúng ta hệ thống các ý, các luận điểm sao cho đầy đủ, khoa học và logic, xoá bỏ các lỗi thiết ý, lặp ý...
Muốn viết 1 bài văn hay, đạt điểm cao, ngoài việc trình bày đúng và đủ ý thì em cần luyện cho mình lối diễn đạt, cách dùng từ, câu văn. Kết hợp 2 yếu tố này, chắc chắn bài viết của em sẽ hoàn chỉnh hơn.
Với vấn đề em sợ BĐTD không giúp em nhớ được hết các đơn vị kiến thức nhỏ, thì chị giải thích để em hiểu hơn nhé.
Với 1 mảng kiến thức, em hoàn toàn có thể thiết kế bao nhiêu BĐTD tuỳ ý, làm thế nào mà em thấy dễ nhớ nhất. Nói vậy không có nghĩa là em tạo quá nhiều bởi như thế rất dễ lẫn. Vậy phương pháp tạo thế nào thì phù hợp?
Trước hết với 1 đơn vị kiến thức, em hãy tạo 1 BĐTD khái quát về các vấn đề lquan. Từ đó em vẽ nhánh, tạo BĐTD cấp 3,4. Nếu đơn vị kiến thức quá nhiều, em hãy tách BĐTD cấp 3, 4 đó ra thành 1 BĐTD độc lập.
Chị lấy ví dụ để em dễ hình dung này:
http://diendan.hocmai.vn/album.php?albumid=4421&pictureid=93947
Đó là BĐTD khái quát. Còn đây là BDTD cụ thể:
http://www.flickr.com/photos/90655076@N08/8228405839/in/photostream
Bây giờ thì em có thể yên tâm phần nào khi sử dụng BĐTD để ôn tập.
Hi, chẳng phải chúng ta đang trao đổi về việc sử dụng BĐTD cho văn phân tích đó sao?
Những ví dụ chị lấy ở trên đều là những ví dụ ứng dụng BĐTD cho bài làm văn phân tích nhân vật.
Còn việc cụ thể như thế nào thì trong lần trò chuyện sau chúng ta sẽ trao đổi tiếp em nhé!
Em có thể rủ thêm các bạn khác vào đây để làm sôi nổi topic này hơn.
Thân ái!
 
V

viloetautumn

Oh, em hiểu thêm nhiều thứ ròi đấy ạ, em sẽ tích cực học bằng SĐTD, hjhj, em xin lỗi nhưng thực sự em ko biết rủ ai cả ạ, chị thấy cái topic văn của em rồi đấy, chẳng ai chịu vào comt cả ^^.Nhưng em sẽ cố thuyết phục ạ, hjhj, cảm ơn chị, em hơi bận nên không hồi đáp thật dài cho chị được, chị đã bỏ công để giảng giải cho em rất nhiều, cảm ơn chị 1 lần nữa
 
H

hocmai.nguvan

Hi, không có gì mà em.
Trước đây chị học khối D nhưng thi ĐH lại thi về Văn, dù kinh nghiệm không nhiều nhưng chị rất muốn chia sẻ với các em những gì mình học được.
Bất kỳ vấn đề gì không chỉ trong học tập mà các vấn đề trong cuộc sống nếu cần chị tư vấn gì thì cứ mạnh dạn nhé! Ngoài chuyên môn về mảng Ngữ văn ra, bật mí với em, chị còn là chuyên gia tư vấn tâm lý đây! ^^
Cần chị giúp gì em có thể gửi mail cho chị qua địa chỉ: thuypt5@hocmai.com.vn
(Mà chị còn chưa biết tên thật của em là gì, chị rất vui và rất muốn chúng ta sẽ trò chuyện với nhau nhiều hơn. Nếu không phiền, em có thể giới thiệu về bản thân mình được không? Em có thể gửi qua mail cho chị!)
Chúc em vui vẻ và học tốt nhé!
Thân ái!
 
T

thohehe

Chi có thể lấy một ví dụ hình ảnh cụ thể về việc sử dụng SĐTD trong việc phân tích một đoạn thơ đc k ạ? Em có đọc các sách của tony buzan rồi nhưng thú thực thì em vẫn chưa biết cách áp dụng ạ @@
 
T

thohehe

hay là chị có thể liệt kê từng bước cụ tỉ để lập SĐTD cho việc học một bài phân tích thơ đc k ạ?
p/s: lơ tơ mơ, lờ tờ mờ như con gà mờ ăn hột mơ nhặt vỏ bơ ngay bên bờ @@
 
H

hung1995vn12345

Thực ra mình không biết gì về BĐTD hay nói đúng hơn là mình chưa từng được tiếp xúc với cách học này cả . Tất cả những lời com mừn của các bạn ở trên mình đọc cũng thấy hay hay . Còn MOD hỏi 2 vấn đề lớn :
Một là những hiểu biết của các bạn về BĐTD (cái này mình pó tay rồi , như đã nói ở trên)
Hai là khi phân tích nhân vật cần làm những gì . Ngay cả khi không có BĐTD mình nghĩ vấn đề này cũng không quá khó.
Trước tiên , muốn phân tích 1 nhân vật thì điều đầu tiên các bạn cần làm là phải nắm được cái "thần" của nhân vật đó (sở dĩ nhân vật ấy có cái "thần" bởi vì đề bài chắc chắn sẽ bắt bạn phân tích nhân vật chính chứ không bao giờ bắt bạn phân tích nhân vật phụ cả , chỉ có nhân vật chính mới có cái "thần" thôi) . Nắm được cái "thần" của nhân vật nghĩa là các bạn phải biết được tác giả xây dựng nhân vật ấy trên nền tảng tư tưởng nào , mục đích là gì , thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua nhân vật đó ra sao . Khi nắm vững được điều ấy thì việc hiểu tính cách cử chỉ , hành động , thái độ ,.. của nhân vật ấy sẽ chỉ là điều tất yếu mà thôi . Vấn đề này nói ra có vẻ hơi khó hiểu , nhưng đây là vấn đề chung của tất cả các môn học . Khi các bạn muốn học tốt 1 môn học nào đó thì không gì bằng học hiểu cả . Hiểu ở đây là hiểu bản chất của vấn đề chứ không phải học vẹt . Học như 1 con vẹt nhanh quên lắm , chỉ có học hiểu mới cảm được vấn đề 1 cách sâu sắc + nhớ lâu mà thôi .
 
Top Bottom