...Giáo viên cứ lặng lẽ đi. Học sinh cứ lặng lẽ quay. Quay phao ko phải do thèm quay, quay phao vì chưa học bài."Em quay ko?" "Em ko quay" "Cô tin ko?" "Tôi ko tin" Lời nói đó vẫn in sâu vào tâm trí của em. 1 vòng quanh lớp, em ngồi đây. Cô dạo kia. Bên cạnh nhau ngỡ như thật xa. Hông dám nhìn, không nói gì dường như chúng ta đang dòm nhau!...
Không biết mọi người nghĩ sao chứ mình thì luôn tự nhủ rằng " Khi mọi người cùng sai thì tất cả đều đúng ", bởi vì mọi thứ đều có tính tương đối mà =)).
Sẵn đây, xin trích 1 bài tản mạn thêm về quay cóp:
Một năm học mới nữa lại đang đến gần, hòa cùng không khí hăng say học tập,kiểm tra và thi cử, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về việc quay cóp.
Quay cóp là gì?
Quay cóp là hành động lén lút nhìn, sao chép bài của người bên cạnh hoặc tài liệu mang theo khi kiểm tra, thi cử, trong học tập..
Vậy những ai quay cóp?
Trước kia, chắc ai cũng nghĩ chỉ có học sinh, sinh viên mới quay cóp thôi đúng không? Nhưng theo khái niệm ở trên thì bất kỳ ai cũng có thể quay cóp, thậm chí đó là thầy cô giáo... Ngạc nhiên chưa? À vâng, thì họ cũng phải thi mà, thi gì vậy? Xin thưa là thi giáo viên dạy giỏi...
Thêm nữa, cũng không phải mới có trào lưu này mà từ rất lâu rồi... Điều đó có nghĩa là từ lâu các thầy cô giáo đã thường trực trong mình một "dòng máu anh hùng" rồi. Nếu như thầy cô giáo mà đã quay cóp thì có thể suy rộng ra tất cả đều có thể quay cóp vì ai chẳng phải "học, học nữa, học mãi"...
Và những ai không quay cóp?
Hơ, ở trên đã nói là tất cả quay cóp cơ mà? Sao lạ có người không quay cóp? Đơn giản chỉ là vì quay cóp chỉ mang tính chất thời điểm...
Ngoài ra, với việc xin điểm, chạy điểm, mua điểm; thuê người thi hộ, thi kèm hay thậm chí là đổi tình lấy điểm; sao chép (copy & paste) luận văn, luận án... Nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ "biến tướng" của hình thức "quay cóp" mà thôi.
Quay cóp đã trở thành tệ nạn trong giới học trò. Điều đáng buồn là dường như nó được nhiều người mặc nhiên thừa nhận.
“Có điên mới không một lần quay cóp!”
Trong quãng đời đi học của mình, có khi nào bạn mở vở quay cóp? Nếu câu trả lời là có, bạn sẽ được coi là bình thường. Nếu bạn bảo chưa, có thể bạn sẽ bị nghi ngờ là “đạo đức giả” hoặc “nói phét ”. Còn nếu đó là câu trả lời chân thật, hẳn bạn sẽ bị nhiều người cho là điên.” Là học sinh, chỉ có điên mới không một lần quay cóp!”. Mở vở, chép phao, ném bài, hỏi bài, hỏi đề trước từ những lớp cùng thầy dạy… những hành động ấy dường như đã nghiễm nhiên được công nhận trong giới học trò.
Vì sao vậy? Nhiều bạn đổ lỗi cho chương trình quá tải, làm sao cùng một lúc có thể cõng được nhiều môn, nhiều kiến thức như vậy! Nhiều bạn lại chịu áp lực từ cha mẹ. Số khác thì có cái nhìn phiến diện khi phân biệt môn chính, phụ. Toán, Lí, Hóa mới là môn thi đại học của mình, vậy thì việc gì phải ôm thêm mấy môn kia cho nặng bụng? Hoặc, lớp mình là lớp chuyên Văn, mấy môn Tự nhiên có học cũng chả được điểm cao, tội gì mà không “trao dổi” với bọn khối A lúc thi Tốt nghiệp?…Số còn lại có ý thức hơn, nhưng trước “chiều gió” quá mạnh của “bè” gian lận, chỉ còn cách bất lực chịu”cuốn theo”. Phạm H, cựu học sinh trường Chuyên Thái Bình từng biện luận với cô giáo:” Em cũng muốn chăm chỉ học tập. Nhưng lúc em chăm thì điểm chẳng bằng những bạn không học gì mà hỏi được bài. Đó đâu phải là công bằng! Vậy tội gì có cơ hội mở mà mình không mở ạ?. Đấy là cách lấy lại công bằng cô ạ!”.
Liệu điều đó có đúng, khi mà cán cân giữa giả dối và trung thực ngày càng lệch? Bạn hãy hỏi những người học tập nghiêm túc. Không phải ai cũng “dám” gian lận trong thi cử. Không phải ai cũng đủ tự tin lừa dối bản thân mình. Phạm Mạnh C, thủ khoa khối A trường ĐH Ngoại thương đã từng nêu rõ quan điểm với bạn học cũ của mình:” Thà bị điểm thấp còn hơn mở vở!”.
“Cô ơi, điểm số đâu nói lên tất cả!”
“Không gian lận không phải là học sinh!”, ý nghĩ ấy dường như còn được ngay cả nhiều thầy cô chấp nhận. Vì vậy, trong mắt nhiều giáo viên, học sinh khá, giỏi được điểm cao là chuyện đáng tin cậy. Học sinh thường ngày học kém mà có lúc được điểm cao thì lập tức sẽ bị quy cho là không trung thực. Q, một học sinh ban C, vốn không khá khẩm gì môn Tiếng Anh, một lần chăm học “trót” được 10 điểm kiểm tra đã chịu một câu hỏi lơ lửng của cô giáo dạy Ngoại ngữ treo trên đầu:“Thế cơ à! Lần này Q được 10 cơ đấy!”. Đằng sau lời nói ngạc nhiên và ánh mắt nghi hoặc của cô, có lẽ không ai không đoán được ngụ ý :“Em có quay cóp không đấy!”. Suy nghĩ ấy không phải là vô lí bởi thực tế, đa số những học sinh gian lận là những người gặp “rắc rối” với bài học. Nhưng đó đâu phải là tuyệt đối? Thế thì giáo viên có nên vội vã phán xét như vậy? Và sự phán xét đó có phải sẽ khiến học sinh học yếu nản lòng phấn đấu: học hay không, cứ điểm cao lại mang tiếng quay cóp, đã thế cứ quay cho nhàn.
Một trường hợp nữa: cả lớp được điểm cao, mình bạn bị điểm thấp, có thể bạn sẽ nhận được lời phê bình:”Sao lại học lệch với các bạn thế?”. Trường hợp này không hề hiếm , nhất là đối với những giáo viên bộ môn, ít có thời gian để nhận ra lực học của cả lớp và của từng người nên khó lòng ra mức đề hợp lí, khó biết được những người điểm cao có làm bài bằng thực lực của mình không. Mong rằng các thầy cô không chỉ chú trọng tới kết quả học tập mà còn nên quan tâm nhiều hơn đến quá trình học tập của học sinh.
Thương học trò sao cho đúng cách?
Khi tôi còn học Trung học, tôi từng nghe bè bạn gọi nhiều cô giáo trẻ là “mụ già khó tính”. Sao lạ vậy? Bởi hầu hết những thầy cô mới về trường tôi đều mắc cái coi bài quá chặt. Có lẽ những thầy cô ấy đã không hiểu rằng học sinh trường Chuyên chủ yếu chú trọng vào môn Chuyên, và bên cạnh những kì thi đại trà chúng tôi còn nhiều kì thi HSG phải lo. Có lẽ họ không quen với tinh thần “đoàn kết”, “hợp tác cùng có lợi” giữa các khối trái nhau trong các kì thi của chúng tôi. Một thầy giáo dạy Hóa lần đầu tiên vào lớp Văn trường tôi sau câu trách:“Các em sao lại quay cóp thế? Các em học trường Chuyên cơ mà?” đã bó tay trước câu trả lời:“Chính vì học Chuyên nên mong thầy nhẹ tay cho chúng em môn không chuyên ạ!”. Còn với các thày cô trung tuổi đã hiểu học trò thì dễ nhủ lòng thương, “tha cho chúng nó!”
Một lần khác, trong kì thi Tốt nghiệp THPT, thầy giáo phụ trách điểm thi ở một trường khác đã dặn dò các bạn trường tôi rằng không nên “khắt khe” quá với học sinh trường ngoài. Đó cũng vì lòng thương học trò. Nhưng thầy cô ơi, chúng em vẫn mong mình được thương đúng cách!
Kết quả cao là mẹ mừng?
Sau khi nghe H, một học sinh theo ban A thông báo tin cậu bị đánh dấu bài môn Địa, mẹ cậu đã mắng:”Ngố thế, quay bài theo kiểu của mày không bị bắt mới lạ!”. Nói vậy, khác gì mẹ H đã đồng tình với việc quay cóp của con, thậm chí còn khuyến khích con tìm cách quay hợp lí hơn. Chẳng riêng gì mẹ H, tôi biết không ít những anh chị còn tích cực chép phao cho em. Vì đâu lại thế? Phải chăng nhiều gia đình chỉ quan tâm đến thành tích, danh tiếng của con em mình, mong chúng nở mày nở mặt với bạn bè mà quên mất lợi ích lâu dài của chúng?
Gian lận trong học tập- làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Liệu có nên chỉ trông chừng học sinh, tìm cách phát hiện và kỉ luật nghiêm khắc những trường hợp vi phạm? Nhưng “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao nhà trường có thể để mắt tới mọi trò gian lận tinh quái của con em mình?
Theo tôi, vấn đề cần quan tâm ở đây là giáo dục ý thức, rèn dưỡng đức trung thực cho học sinh. Tuy nhiên, sẽ khó khăn thay nếu như ngay nhiều giáo viên, phụ huynh vẫn mặc nhiên đồng thuận với câu nói “không quay cóp không phải là học trò!” .
haizzzzzzzzzz, sắp viết bài số 1 rồi, đề mà ra trung thực trong học hành thi cử thì mỉa mai lắm đây =))