Hóa 9 Bài toán về tinh thể Hydrat

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào cả nhà :Tonton4

Dạo gần đây phát hiện các bạn trên HMF rất quan tâm đến các bài toán về tinh thể, nên hôm nay mình sẽ giới thiệu sơ về dạng toán này cũng như mang đến một số bài tập giúp mọi người luyện tập các dạng bài này.:Rabbit34
Đây chỉ là giới thiệu sơ chủ đề thôi chứ không phải tìm hiểu quá chi tiết nên mình chỉ ngắn gọn và dành nhiều thời gian cho các câu hỏi luyện tập:Tuzki35



______________________________________________________________________________________________________________________________________________
Trên đây là phần lý thuyết chung và cách giải cơ bản
Mình sẽ đăng bài tập và sẽ cố gắng cập nhật cập nhật thêm 1-3 bài một tuần :Rabbit32
Bài viết nhầm chia sẻ cách giải bài tập cũng như rèn luyện cho các bạn có ý định thi HSG 9 sắp tới nên nếu có góp ý thì mọi người hãy để lại bên dưới nhé

Các bạn cùng theo dõi và làm các bài tập cùng chúng mình, bye bye mọi người :Tuzki7
 

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Bài tập tới cho các bạn đây =))
Câu 1:
Xác định lượng [imath]AgNO_3[/imath] tách ra khi làm lạnh 2500g dd [imath]AgNO_3[/imath] bão hòa ở [imath]600^oC[/imath] xuống còn [imath]100^o C[/imath]. Cho độ tan của [imath]AgNO_3[/imath] ở [imath]600^o C[/imath] là 525g ở [imath]100^oC[/imath] là 170g
Câu 2:
Thêm dần dần dung dịch KOH 33,6% vào 40,3ml dung dịch [imath]HNO_3[/imath] 37,8% ( D = 1,24 g/ml) đến khi trung hoà hoàn toàn thì thu được dung dịch A. Đưa dung dịch A về [imath]0^oC[/imath] thì được dung dịch B có nồng độ 11,6% và khối lượng muối tách ra là m (gam). Hãy tính m và cho biết dung dịch B đó bão hòa hay chưa ? vì sao ?



@Only Normal bơi vào em ơi xem còn làm được không nè :VV (mai hoặc tối nay anh cập nhật cho câu khác khó hơn, giờ khởi động nào)
 
Last edited:

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
Câu 1 :
Ở 600 độ C : Cứ 525gam AgNO3 hòa tan 100gam nước để tạo thành 625g dung dịch bão hòa
Như vậy : Ở 600 độ C Cứ x gam AgNO3 hòa tan y gam nước để tạo thành 2500g dung dịch bão hòa
[math]x = \dfrac{2500 . 525}{625} =2100g \to y = 2500- 2100 =400gam[/math] nước
Cách 1 :
Tương tự : Ở 100 độ C cứ 170gam AgNO3 hòa tan 100gam nước để tạo thành 270gam dung dịch bão hòa
Như vậy : Ở 100 độ C cứ t gam AgNO3 hòa tan 400 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa
Suy ra :
[math]t = \dfrac{400 . 170}{100} =680gam[/math]Suy ra m AgNO3 tách [imath]= 2100-680 =1420gam[/imath]
Cách 2 :
Giả sử [imath]t[/imath] là lượng AgNO3 tách ra :
Ở 100 độ C cứ 170gam AgNO3 hòa tan 100gam nước để tạo thành 270gam dung dịch bão hòa
[imath]\to[/imath]Ở 100 độ C cứ [imath]2100-t[/imath] gam AgNO3 hòa tan với nước để tạo thành [imath]2500-t[/imath] gam dung dịch bão hòa
Suy ra :
[math]170(2500-t) =270(2100-t) \to t =1420g[/math]Tạm thời bài 1 đã , giờ em đi học rồi về em làm bài 2 sau :D
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
Câu 2 : [imath]KOH +HNO_3 \to KNO_3+H_2O[/imath]
1663586077894.png

[imath]KOH + HNO_3 \to KNO_3+H_2O[/imath]
Gọi [imath]x[/imath] là số mol [imath]KNO_3[/imath] tách ra [imath]\to m[/imath] tách [imath]=101x[/imath]
Ta có : [imath]11,6 %[/imath][imath]= \dfrac{101. 0,3 -101x}{50 + 49,972 - 101x} .100%[/imath] [imath]\to x = 0,21 \to m[/imath]tách [imath]= 101x =21,21g[/imath]
 
Last edited:

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
@Only Normal Cả hai kết quả hai câu đều đúng rồi em nhé. Câu 2 hình như em đánh vội quá mất tiêu khúc để có phương trình giải ra ẩn x rồi đó: [imath]\frac{(0,3-x).101}{49,972+50-101.x}.100=11,6[/imath]=>x=0,21=>m=21,21g
:MIM20
Tiếp tục nhé em ơi, câu này hơi lừa xíu nè
Câu 3:
Cho m gam kim loại M tác dụng với [imath]O_2[/imath] dư thu được 16g một chất rắn X có CT là MO, Chia X thành hai phần bằng nhau:
- Hòa tan hết phần 1 trong dd HCl dư, xử lý dung dịch thu được ở điều kiện thích hợp thu được 17,1g một muối A duy nhất.
- Cho phần 2 tác dụng với dd [imath]H2SO4[/imath] loãng dư, xử lý dung dịch sau phản ứng ở điều kiện thích hợp chỉ thu được 25g một muối B duy nhất.
Xác định công thức hai muối A và B, biết rằng [imath]M_A[/imath]< 180, [imath]M_B[/imath] < 269
 
Last edited:

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
Topic vắng quá. Mọi nguồi vô ủng hộ anh mình nào.
3/
Xét 2 muối đó là 2 muối khan :
TN1 :
[imath]MO + 2HCl \to MCl_2 +H_2[/imath]
Ta có : [imath]n_{MO} = n_{MCl_2}[/imath] hay [imath]\dfrac{8}{M+16} = \dfrac{17,1}{M+71} \Leftrightarrow M =32,35[/imath] (g/mol) (loại)
TN2 :
[imath]MO + H_2SO_4 \to MSO_4+H_2O[/imath]
Ta có : [imath]n_{MO} = n_{MCl_2}[/imath] hay [imath]\dfrac{8}{M+16} = \dfrac{25}{M+96} \Leftrightarrow M= 21,64[/imath] (g/mol) (loại)
Xét 2 muối đó là 2 muối ngậm nước :
Gọi dạng tổng quát của muối các muối ngậm nước lần lượt là [imath]MCl_2.n_{H_2O}[/imath] và [imath]MSO_4.a{H_2O}[/imath]
TN1 :
[imath]MO + 2HCl \to MCl_2 +H_2[/imath]
Ta có :
[imath]n_{MO} = n_{MCl_2} =n_{MCl_2.n_{H_2O}}[/imath] hay [imath]\dfrac{17.1}{M+71+18x} = \dfrac{8}{M+16} \Leftrightarrow 9,1M = 294,4+ 14,4x[/imath]
Lại có : [imath]M_A = M+ 71+18x < 180 \to M < 109 - 18x[/imath]
Hay [imath]9,1M = 294,4+144x < 982,09 - 163,8x \to x < 2,23[/imath]
Ta có bảng biện luận sau :
[imath]x[/imath][imath]1[/imath][imath]2[/imath]
[imath]M[/imath][imath]48,17[/imath] (loại)[imath]64 (Cu)[/imath]
Vậy CTHH TN1 : [imath]CuCl_2.2H_2O[/imath]
Tương tự với TN2 :
[imath]\dfrac{8}{M+16} = \dfrac{25}{M+96+18y} \to 17M =368 +144y[/imath]
Ta có :
[imath]M_B =M+96 + 18y < 269 \to M < 17-18y[/imath]
Hay [imath]17M =368+144y < 17(17-18y) \to y < 5,71[/imath]
Ta có bảng biện luận sau :
[imath]y[/imath][imath]1[/imath][imath]2[/imath][imath]3[/imath][imath]4[/imath][imath]5[/imath]
[imath]M[/imath][imath]30,11[/imath] (loại)[imath]38,58[/imath] (loại)[imath]470,5[/imath] (loại)[imath]55,52[/imath] (loại)[imath]64(Cu)[/imath]
Vậy CTHH TN2 : [imath]CuSO_4.5H_2O[/imath]
 
Top Bottom