Hóa 8 BÀI TOÁN VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 2: Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một kim loại cần 300 g dung dịch HCl 7,3%
a- Tìm kim loại
b- Tính C% dung dịch sau phản ứng
Bài 4: A là hỗn hợp 2 kim loại Ba và Mg , cho a gam A vào H
2O dư thì thu được 2,24 lít khí H2 ( đktc ) . Cũng cho a gam A vào dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít H2 và dung dịch B.
a- Tính a
b- Thêm vào B 0,1 gam H
2SO4 , sau đó thêm vào 0,3 mol NaOH . Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 5: cho 11,2 gam Fe phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 7,3% . sau phản ứng thu được khí A và dung dịch B
a- Tính thể tích khí A ở đktc
b- tính khối lượng dung dịch axit tham gia phản ứng
c- tính C% của dung dịch B
Bài 6: cho 4,8 g kim loại A(hóa trị II) phản ứng hoàn toàn với dung dịch H
2SO4 0,5M vừa đủ , sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc )
a- xác định kim loại.
b- Tính C
M của dung dịch sau phản ứng . giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 2 g hỗn hợp 1 kim loại hóa trị II và 1 kim loại hóa trị III cần dùng 31,025 g dung dịch HCl 20%.
a- Tính thể tích khí H
2 sinh ra.
b- tính khối lượng muối khan tạo thành.
Bài 8: Cho a gam Fe hòa tan vào dung dịch HCl sau phản ứng cô cạn thu được 3,1 g chất rắn . Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl cùng lượng như trên . Sau khi cô cạn dung dịch thì thu được 3,34 gam chất rắn và 448 ml khí H
2 . Tính a, b và khối lượng các muối.
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Bài 2: Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một kim loại cần 300 g dung dịch HCl 7,3%
a- Tìm kim loại
b- Tính C% dung dịch sau phản ứng

KL: 2R + 2nHCl ---> 2RCln + nH2
nHCl = 0,6 mol => nR = 0,6/n (mol)
MR = mR/nR = 9n
Biện luận MR theo n => n=3 và MR = 27
Vậy R là Al

Bài 4: A là hỗn hợp 2 kim loại Ba và Mg , cho a gam A vào H2O dư thì thu được 2,24 lít khí H2 ( đktc ) . Cũng cho a gam A vào dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít H2 và dung dịch B.
a- Tính a
b- Thêm vào B 0,1 gam H
2SO4 , sau đó thêm vào 0,3 mol NaOH . Tính khối lượng kết tủa thu được.

Ba + 2H2O ----> Ba(OH)2 + H2
nH2 = 0,1 mol => nH2 = 0,1 mol
Ba + 2HCl ----> BaCl2 + H2
0,1----------------------------->0,1
Mg + 2HCl ----> MgCl2 + H2
0,1<---------------------------0,2 - 0,1
a = mBa + mMg = 0,1.137 + 0,1.24 =
b. Dung dịch B: BaCl2: 0,1 mol và MgCl2: 0,1 mol + H2SO4: 0,1 mol + 0,3 mol NaOH
BaCl2 + H2SO4 ----> BaSO4 + 2HCl
0,1-------->0,1--------->0,1---------->0,2
NaOH + HCl -----> NaCl + H2O
0,2<-------0,2
MgCl2 + 2NaOH ---> Mg(OH)2 + 2NaCl
0,05<----0,1--------> 0,05
Kết tủa: BaSO4: 0,1 + Mg(OH)2:0,05 mol


 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Bài 6: cho 4,8 g kim loại A(hóa trị II) phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 0,5M vừa đủ , sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc )
a- xác định kim loại.
b- Tính C
M của dung dịch sau phản ứng . giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

a. A + H2SO4 ---> ASO4 + H2
nH2 = 0,2 mol => nA = nH2 = 0,2 mol
MA = mA/nA = 24 => KL A là Mg
b. DD sau pứ: MgSO4:0,2 mol
CM(MgSO4) = n/V = 0,2/0,5 = 0,4M


Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 2 g hỗn hợp 1 kim loại hóa trị II và 1 kim loại hóa trị III cần dùng 31,025 g dung dịch HCl 20%.
a- Tính thể tích khí H
2 sinh ra.
b- tính khối lượng muối khan tạo thành.

a. A + 2HCl ----> ACl2 + H2
B + 3HCl ---> BCl3 + 3/2H2
nH2= 0,5.nHCl = 0,5.31,025.0,2/36,5 = 0,085 mol => VH2 = nH2.22,4
b. m muối = mKL + mCl- = 2 + nHCl.35,5 (nCl- = nHCl = 0,17 mol)
Bài 8: Cho a gam Fe hòa tan vào dung dịch HCl sau phản ứng cô cạn thu được 3,1 g chất rắn . Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl cùng lượng như trên . Sau khi cô cạn dung dịch thì thu được 3,34 gam chất rắn và 448 ml khí H2 . Tính a, b và khối lượng các muối.
Fe + HCl
PTHH: Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2
Giả sử: Fe phản ứng hết, Chất rắn là FeCl2: 3,1/(56+71)= 0,024 mol; nH2 = nFeCl2 = 0,024 mol
(Mg, Fe) + HCl
PTHH: Mg + 2HCl ----> MgCl2 + H2
Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2
Ta thấy: Ngoài a gam Fe như thí nghiệm 1 cộng với b gam Mg mà chỉ giải phóng: < 0,024 (mol)
Chứng tỏ khi cho a gam Fe + HCl thì Fe dư, HCl hết
Ta có: nHCl (TN 1) = nHCl(TN 2) = 2nH2 = 2 .0,02 = 0,04(mol)
TN1: CHo Fe + HCl
nFe(pư) = nFeCl2= 0,5.nHCl =0,5 . 0,04 = 0,02(mol)
=> mFe(dư) = 3,1 – 0,02.127 = 0,56 (gam)
mFe(pư) = 0,02 . 56 = 1,12(gam)
=> mFe = a = 0,56 + 1,12 = 1,68(gam)
*TN2: (Mg, Fe) + HCl
Áp dụng ĐLBTKL:
a + b = 3,34 - 0,04.35,5 = 1,92 (g)
Mà a = 1,68g=> b = 1,92 - 1,68 = 0,24 (g
 
Top Bottom