Bài toán liên quan đến độ tan và muối ngậm nước

T

thanglamdong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dùng một lượng dd H2SO4 nồng độ 20% đun nóng để hòa tan vừa đủ a mol CuO sau phản ứng làm nguội dd đến 100(oC ) thì khối lượng tinh thể CuSO4.H20 đã tách ra khỏi dung dịch la 30,7 gam.Biết rằng độ tan của dd H2SO4 ở 100(oC) là 17,4 gam. GIá trị của a lÀ:
A.0,1 B.0,15 C.0,2 D.0,25
 
H

heartrock_159

Bài ngược lại:

Đề bài: Dùng một lượng dung dịch H2SO4 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ 0,2 mol CuO. Sau phản ứng làm nguội dung dịch đến 100oC. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 100oC là 17,4 gam. Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là
A. 30,7 gam. B. 26,8 gam. C. 45,2 gam. D. 38,7 gam.

Lời giải:
- Phương trình hóa học: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- Ta có: nCuO = nH2SO4 = nCuSO4 = 0,2 (mol) => mH2SO4 = 0,2.98 = 19,6 (gam)
=> mddH2SO4 20% = 19,6.100:20 = 98 (gam)
=> mddCuSO4 nóng = 98 + 0,2.80 = 114 (gam) trong đó có mCuSO4 = 0,2.160 = 32 (gam) và
mH2O = 114 – 32 = 82 (gam)
- Gọi số mol CuSO4.5H2O kết tinh khi làm nguội dung dịch là: a (mol)
=> khối lượng CuSO4 kết tinh là: 160a (gam) => khối lượng CuSO4 còn trong dung dịch là: (32 – 160a) gam
khối lượng H2O kết tinh là: 18.5a = 90a (gam) => khối lượng H2O còn trong dung dịch là (82 – 90a) gam
- Vậy ta có: 100 gam H2O hòa tan được 17,4 gam CuSO4
(82 – 90a) gam H2O hòa tan được (32 – 160a) gam CuSO4
hay: 100.(32 – 160a) = 17,4.(82 – 90a)
- Giải phương trình được: a ≈ 0,1228 (mol)
=> khối lượng CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch là: 0,1228 . 250 = 30,7 (gam)
Đáp án: A
 
Top Bottom