Hóa 9 Bài toán kim loại + muối

Khanhtt_27

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2020
156
452
51
16
Bình Định
Trường THCS Mỹ Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam chất rắn F. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:
A. 0,1M; 0,2M
B. 0,4M; 0,1M
C. 0,2M; 0,1M
D. 0,1M; 0,4M
@Nguyễn Linh_2006 @Aww Pomme giúp với !!!
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Bách Lý Thiên Song

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng chín 2020
889
680
111
Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam chất rắn F. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:
A. 0,1M; 0,2M
B. 0,4M; 0,1M
C. 0,2M; 0,1M
D. 0,1M; 0,4M
@Nguyễn Linh_2006 @Aww Pomme giúp với !!!
mình chọn Câu D nha
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam chất rắn F. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:
A. 0,1M; 0,2M
B. 0,4M; 0,1M
C. 0,2M; 0,1M
D. 0,1M; 0,4M
@Nguyễn Linh_2006 @Aww Pomme giúp với !!!
* Xét dữ kiện đầu :
Vì [tex] Al>Fe>Cu>Ag[/tex] nên PT xảy ra theo trình tự:
[tex] Al + 3AgNO_3 \rightarrow Al(NO_3)_3 + 3Ag[/tex]
[tex] Fe + 2AgNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_2 + 2Ag[/tex]
Nếu Fe còn dư, xảy ra PT:
[tex] Fe + Cu(NO_3)_2 \rightarrow Fe(NO_3)_2 + Cu [/tex]
Theo đề bài :
+ dd C mất màu hoàn toàn chứng tỏ [tex] AgNO_3, Cu(NO_3)_2[/tex] đã phản ứng hết
+ B hoàn toàn không tan trong HCl [tex]\rightarrow B: Cu,Ag \rightarrow Al,Fe [/tex] phản ứng hết
Do đó : pứ vừa đủ
Gọi [tex] n_{Al} = x (mol); n_{Fe}=y(mol)[/tex]
- [tex] m_{hh} = 27x + 56y = 8,3[/tex]
- [tex]2( y - 0,2 )= 0,1 - 3x[/tex]
Giải hệ ta được : [tex] x = y=0,1(mol)[/tex]

* Xét dữ kiện thứ 2:
Dung dịch E màu xanh nhạt tức là [tex]AgNO_3[/tex] phản ứng hết nhưng [tex]Cu(NO_3)_2[/tex] vẫn còn dư
[tex] \rightarrow Al,Fe[/tex] đã phản ứng hết
[tex] \rightarrow D: Ag,Cu [/tex]
Gọi trong D: [tex] n_{Ag}=a(mol); n_{Cu}=b(mol)[/tex]
[tex] \rightarrow 108a + 64b = 23,6[/tex] (1)
Từ PT ta suy ra được [tex] 3n_{Al} + 2n_{Fe} = a + 2b = 0,5[/tex]
Giải ra : [tex] a = 0,1 ; b = 0,2 [/tex]
Dung dịch E có : [tex] Al(NO_3)_3; Fe(NO_3)_2;Cu(NO_3)_2 dư [/tex]
Dd E + NaOH dư —> [tex]Al(NO_3)_3 [/tex] tan hết [tex] \rightarrow m_{Fe_2O_3} + m_{CuO} = 160*0,05 + 80*n_{CuO} = 24[/tex]
[tex] \rightarrow n_{Cu(NO_3)_2} (dư) = n_{CuO} = 0,2(mol)[/tex]
Bảo toàn nguyên tố :
[tex] n_{AgNO_3} = n_{Ag} = 0,1(mol) \rightarrow C_M(AgNO_3) = 0,1(M)[/tex]
[tex] n_{Cu(NO_3)_2} = n_{Cu}(D) + n_{Cu(NO_3)_2(dư)} = 0,4(mol) \rightarrow C_M(Cu(NO_3)_2) = 0,4(M)[/tex]
 
Top Bottom