Văn 11 Bài thơ Tràng Giang

daukhai

Học sinh chăm học
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
3 Tháng tám 2018
459
391
76
13
Nghệ An
Trường Tiểu Học DIễn Thành

Sily vũ

Cựu TMod Văn
Thành viên
25 Tháng hai 2022
229
1
106
41
18
Hải Dương
Chất liệu cổ điển của thời đại thấm đẫm từng câu từ trong bài thơ. Lấy chủ đề chính về cảnh sắc sông nước mênh mông: Vẻ đẹp cảm hứng đầy cổ điển quen thuộc của thơ Đường. Bóng buồm đã khuất bầu không/ Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời (Thơ Đường cổ - Ngô Tất Tố dịch). Ngay từ Tên bài thơ “Tràng giang”: Đây là cụm từ Hán Việt. Cụm từ thể hiện sự trang trọng, phong vị cổ kính của Đường thi. Huy Cận lựa chọn thể thơ cổ phong thất ngôn: lời thơ như một lời trần thuật thể hiện nỗi lòng buồn man mác của người thi sĩ, ông tinh tế sử dụng cách ngắt nhịp truyền thống của thơ Đường theo nhịp 2/2/3, 4/3. Ngoài ra còn có cách xây dựng các cặp hình ảnh đối lập tạo nên những liên tưởng gợi hình gợi cảm: “Nắng xuống” và “trời lên”, “thuyền về” và “nước lại”, sự đối lập giữa cái vô tận của vũ trụ với cái hữu hạn của con người. Bài thơ còn tràn ngập cảm hứng thời đại cùng chất thơ hiện đại trong Tràng Giang. Đó là “Cái tôi” đầy lãng mạn và thi vị trước cuộc đời được Huy Cận thể hiện trực tiếp qua từng khổ thơ: Khổ 1: Cái rùng mình ngắn ngủi khi nhận ra thân phận lênh đênh phó mặc trôi dạt theo trăm ngả sông nước, rồi sẽ chẳng biết đi sẽ về đâu. Khổ 2: Sự ngậm ngùi, rung cảm trước những sự sống nhỏ nhoi trong tiếng chợ chiều cô liêu, quạnh vắng.Tràng giang là một áng thi cả thể hiện nỗi buồn “tâm hồn” mãnh liệt của người thi sĩ đa sầu đa cảm trước thiên nhiên rộng lớn. Bài thơ không còn chỉ là một bức phong cảnh đơn thuần, đó là cả nỗi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời. Sự kết hợp tinh tế và hài hòa giữa chất liệu thi ca hiện đại và cổ điển, Huy Cận biến bài thơ thành nguồn cảm hứng bất tận còn sống mãi với thời gian
 
  • Like
Reactions: khahhyen_ybms1
Top Bottom