Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đối với ròng rọc động : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật (dùng một ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi hai lần về lực (lực kéo vật lên [imath]F =\dfrac{1}{2}[/imath] trọng lượng [imath]P[/imath] của vật))
Nếu chúng kết hợp với nhau trong cùng một sợi dây thì gia tốc của vật hợp thành ( và của mỗi vật, vì chúng liên kết với nhau) theo trục u có độ lớn là [imath]a[/imath] giống nhau. Còn đây vật [imath]m_2[/imath] lại tiếp tục tuân theo quy luật của ròng rọc động, vì trong cùng thời gian vật 1 có thể đi được quãng đường [imath]\dfrac{s}{2}[/imath] nhưng vật 2 sẽ đi quãng đường [imath]s[/imath] em nhé, thì theo công thức" [imath]s = \dfrac{1}{2}.a.t^2[/imath], lập tỷ lệ được như trên
Chúc em học tốt
Tham khảo thêm tại Kiến thức Vật lí 10
huhu em ko hiểu lắm chị ơi ;-;
Em hong hiểu khúc lực căng [imath]T[/imath] hay khúc gia tốc vậy em?
em có thể hiểu nếu như một vật nằm ngang kéo một vật khác lên thì có biểu thức đó không ạ @@
một vật nằm ngang rồi thì nó kéo vật nào nữa em? vật nó kéo cũng sẽ đi ngang hay sao nhỉ? Hay vật nằm ngang đó ở vị trí có độ cao [imath]h[/imath] so với vật bị nó kéo?
dạ vậy nếu theo như bài dưới em đăng thì sự khác nhau là gì ạ ?
sao trên a2=2a1 mà bài dưới a1=a2 ạ
em không biết khi nào mình sẽ xác định được như vậy
hai loại ròng rọc khác nhau mà em, như chị giải thích rồi đấy, một cái là ròng rọc động, còn bài dưới là cố định và chúng được nối trong cùng 1 sợi dây, bài này em nhìn hình cũng thấy chỗ ròng rọc có 2 sợi dây khác nhau nè
tóm lại thì nếu một dây thì biểu thức liên hệ như bài dưới, còn 2 dây thì như bài trên ạ :>>