Sử 12 Bài tập về Nhật Bản

H

happy95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những nhân tố nào thúc đấy sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?
Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản?
Yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh?


 
C

chieclabuon_35

nhân tố dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh:
+ con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
+ vai trò lãnh đạo có hiệu quả của nhà trước
+ các công ty năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
+ áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
+ chi phí cho quốc phòng thấp không vượt quá 1% GDP nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế
+ Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như từ nguồn viện trợ từ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu
(cái này có trong SGK rồi mà bạn)
KHÓ KHĂN :
+ lãnh thổ NB không rộng, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài
+ Cơ cấu kinh tế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào 3 trung tâm là Tokyo, Osaka, Nagoia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối
+ Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Trung quốc, Tây Âu.
câu 3; đáp án là câu 1
câu 4:
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trải qua các thời kì sau đây:

Thời kì1945 - 1952 Liên minh chặt chẽ với Mỹ. Tháng 9/1951 Hiệp ước hòa bình Sanfrancisco, chấm dứt sự chiếm đóng của quân đồng minh 1952. Cùng ngày hiệp ước “an ninh Mỹ - Nhật” được kí kế đặt nên tảng quan hệ giữa 2 nước. Theo đó Nhật Bản nằm dưới “chiếc ô” bảo vệ hạt nhân của Mỹ. Mỹ được phép đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản.

Thời kì 1952 - 1973: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được gia hạn 10 năm và sau đó là kéo dài vĩnh viễn. 1956 Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, gia nhập Liên Hợp Quốc.

Thời kì 1973 - 1991: Với vị thế là 1 cường quốc kinh tế, Nhật Bản đã có chính sách đối ngoại đa dạng hơn, ngoài Mỹ, còn mở rộng với các nước Tây Âu và các khu vực khác. Với học thuyết Phu-cư-đa năm 1977 đánh dấu “sự trở về Châu Á” của Nhật Bản. Tháng 9 năm 1973 Nhật Bản thiết lập quan hệ với Việt Nam. Năm 1978 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ, kí hiệp ước hòa bình hữu nghị với TQ.

- Nội dung của học thuyết Phu-cư-đa là thiết lập quan hệ mọi mặt với các nước Đông Nam Á và là bạn hàng bình đẳng của ASEAN.
Học thuyết Kai-Phu năm 1991 là sự tiếp tục của học thuyết Phu-cư-đa trong điều kiện mới.
 
H

huong_cun

mình xin bổ xung bài của ban chieclabuon_35 1 vài ý: về khó khăn đối với kt nhật là hay phải chịu nhiều thiên tai như động đất núi lửa...
phần nêu nhật trở thành trung tâm kt tài chính lớn cần nêu cả dẫn chứng nền kt nhật phát triển nữa
 
M

maixuanminh

bo sung them ve phan kho khan: su mau thuan trong nen kinh te tu ban nhu su phan hoa giau ngheo, loi song huong thu..va ket cau dan so gia

dang ta da co chu truong gi de don tiep quan dong minh vao vn
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom