Hóa 10 Bài tập về nguyên tử.

minhhoang_vip

Học sinh gương mẫu
Thành viên
16 Tháng năm 2009
1,071
772
309
27
Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐHBK HCM
4)
+ $2s^1$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^1$, dạng rút gọn: $[He]2s^1$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $s$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 1e lớp ngoài cùng)
+ $2p^4$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^4$, dạng rút gọn: $[He]2s^2 2p^4$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $p$. Nguyên tố đó là phi kim (vì có 6e lớp ngoài cùng)
+ $3s^2$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2$, dạng rút gọn: $[Ne]3s^2$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $s$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 2 e lớp ngoài cùng)
+ $3p^3$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^3$, dạng rút gọn: $[Ne]3s^2 3p^3$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $p$. Nguyên tố đó là phi kim (vì có 5 e lớp ngoài cùng)

5)
+ $3d^1$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^1 4s^2$, dạng rút gọn: $[Ar]3d^1 4s^2$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $d$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 3e hoá trị, thuộc phân lớp d)
+ $3d^6$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^6 4s^2$, dạng rút gọn: $[Ar]3d^6 4s^2$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $d$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 8e hoá trị, thuộc phân lớp d)
+ $3d^5$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^1 4s^2$, dạng rút gọn: $[Ar]3d^5 4s^2$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $d$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 7e hoá trị, thuộc phân lớp d)
+ $4s^1$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1$, dạng rút gọn: $[Ar]4s^1$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $s$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 1e lớp ngoài cùng)
(lưu ý do phân mức năng lượng cao nhất nên $[Ar]3d^5 4s^1$ và $[Ar]3d^{10} 4s^1$ không thoả mãn)
+ $4s^2$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^2$, dạng rút gọn: $[Ar]4s^2$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $s$. Nguyên tố đó là kim loại (vì có 2e lớp ngoài cùng)
+ $4p^2$: Cấu hình electron: $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^{10}4s^2 4p^2$, dạng rút gọn: $[Ar]3d^{10}4s^2 4p^2$.
Nguyên tố đó thuộc khối nguyên tố $p$. Nguyên tố đó là phi kim (vì có 4e lớp ngoài cùng)

11) $X^+, Y^-, Z$ cùng cấu hình e $1s^2 2s^2 2p^6$
$X^+$ có cấu hình e $1s^2 2s^2 2p^6$ $\Rightarrow$ cấu hình e của $X$: $1s^2 2s^2 2p^63s^1$
$Y^-$ có cấu hình e $1s^2 2s^2 2p^6$ $\Rightarrow$ cấu hình e của $Y$: $1s^2 2s^2 2p^5$
Nguyên tử Z có cấu hình e là $1s^2 2s^2 2p^6$ $\Rightarrow Z:Ne$
 
Last edited:

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 4:
Phân lớp có mức năng lượng cao nhất là phân lớp ngoài cùng.
Lấy ví dụ đầu tiên: Nguyên tố có phân lớp có mức năng lượng cao nhất là [TEX]3p^4[/TEX]
=> Có nghĩa là cấu hình e đầy đủ kết thúc là [TEX]3p^4[/TEX]
=> Đầy đủ: [TEX]1s^22s^22p^63s^23p^4[/TEX]
- Khối nguyên tố [TEX]p[/TEX]
- Lớp ngoài cùng có [TEX]6e \Rightarrow [/TEX] phi kim

Bạn làm tương tự vs cái còn lại

Bài 11:
Lấy ví dụ như, X đang yên đang lành, vì một lí do nào đó bị lấy mất 1 e => biến thành ion dương [TEX]X^+[/TEX]. Tương tự Y có thêm 1 e biến thành ion âm [TEX]Y^-[/TEX]
____
Cấu hình của X+ : [TEX]1s^22s^22p^6[/TEX]
=> Đang thiếu 1 e => thêm 1e để đưa X về trạng thái bình thường
X : [TEX]1s^22s^22p^63s^1[/TEX]
Tương tự vs Y
 
Last edited:
Top Bottom