Bài tập về đột biến gen

T

tuananh213

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gen B dài 408 nm có A/G=2/3. Gen B bị đột biến thành gen b . Gen B và gen b dài bằng nhau nhưng gen b nhiều hơn gen B 1 liên kiết hiđro.Xác định dạng đột biến gen và số Nu mỗi loại của gen b.

bạn nào giải dùm mình cảm ơn nhiều



–-–-–-–-–

P/s: Các bài viết sau, bạn nên đặt tên chủ đề cho đầy đủ và mang tính gợi mở...
 
Last edited by a moderator:
F

FreeBird007

– Xét gen B, theo giả thiết và nguyên tắc bổ sung ta có:
2(A + G) = 2.4080/3,4 = 2400 (nuclêôtit) (1)​
3A = 2G (2)​
Từ (1) và (2) ta có: A = T = 480 (nuclêôtit); G = X = 720 (nuclêôtit).
– Xét gen b, theo giả thiết và nguyên tắc bổ sung ta có:
2(A + G) = 2400 (1)​
2A + 3G = (2.480 + 3.720) + 1 = 3121 (2)​
Từ (1) và (2) ta có, số nuclêôtit từng loại của gen b là: A = T = 479 (nuclêôtit); G = X = 721 (nuclêôtit).
Suy ra, gen B đã bị đột biến thành gen b theo dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
 
G

goodbye1991

-khi xét gen b bạn có KH (1).(2) !bạn nên chuyển thành Kí hiệu # để người khác đỡ nhầm!
-đề bài cho ngay số LK trong gen b hơn genB 1 LK H và chiều dài chúng không đổi nên có thể kết luận ngay đây là Đb thay thê1 A_T->1G_X
-do vậy mà:cũng ko cần tính số N từng loại như của bạn mà chỉ cần:
A=T=480-1=479
G=X=720+1=721
 
K

kurapika


Xin lỗi Mood 1 tẹo nếu bài viết của em làm Mood bực mình

Em thấy cách giải của bạn FreeBird007 là đầy đủ và hợp lý nhất
Còn cách lập luận của goodbye thì ko đầy đủ và chưa chắc chắn
 
G

goodbye1991

bạn thấy chưa đầy đủ ở chỗ nào?tớ thấy :
-chiều đài = nhau thì ko thể là ĐB mất or thêm
-lại số LK H tăng lên 1 vậy cũng ko thể là đảo
chỉ còn TH là thay thế
nên mình có thể kết luận ngay được là nó thuộc loại ĐB thay thế chứ ?và từ đó tính số n từng loại của gen b....
 
Top Bottom