Cho 2 điện tích q1 và q2 trái dấu nhau, q1 > 0 và q2 < 0, |q1|<|q2|, đặt tại A và B cách nhau 10cm trong không khí. Biết lực tương tác giữa chúng là 72.10-5N. Tại điểm C hợp với A, B thành tam giác đều thì vectơ cường độ điện trường tổng hợp gây ra bởi q1, q2 hợp với cạnh AB góc 450. Tính q1 và q2 và cường độ điện trường tại C.

10 cm = 0,1m
Lực tương tác giữa q1,q2 là:
[tex]F=\frac{k|q1q2|}{AB^2}=-\frac{9.10^9}{0,1^2}.q1.q2=-9.10^{11}q1.q2 = 72.10^{-5}=>q1.q2=-8.10^{-16} (1)[/tex]
Tính các góc như hình trên (bước này bạn có thể tự làm nhé, gợi ý là dùng các cặp góc so le trong, đồng vị, bù nhau. Nếu gặp khó khăn ở bước này bạn có thể hỏi mình nhé)
Độ lớn cường độ điện trường do q1,q2 gây ra tại C lần lượt là:
[tex]E1=\frac{kq1}{AC^2}=\frac{9.10^9}{0,1^2}q1=9.10^{11}q1(V/m)[/tex]
[tex]E2=\frac{-kq2}{BC^2}=-\frac{9.10^9}{0,1^2}q2=-9.10^{11}q2(V/m)[/tex]
Áp dụng định lí hàm số Sin:
[tex]\frac{E2}{sin105}=\frac{E1}{sin15}[/tex] [tex]=> \frac{-9.10^{11}q2}{sin105}=\frac{9.10^{11}q1}{sin15}=>q1=.....q2 (2)[/tex]
Từ (1) và (2) => q1 = .....C; q2 = ......C
Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại C:
Áp dụng định lí hàm số cos: [tex]E=\sqrt{E1^2+E2^2+2.E1.E2.cos120}=\sqrt{8,1.10^{23}(q1+q2)+2cos120.(-8.10^{23}.(-8.10^{-16}))}=\sqrt{8,1.10^{23}(q1+q2)-64.10^7}=..........V/m[/tex]