Hóa bài tập tăng giảm khối lượng (khó)

vuongthanh6a

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười một 2015
145
53
69
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 80g bột đồng vào 200ml ddAgNO3 sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 95,2 g chất rắn B , cho tiếp 80g bột Pb vào dung dịch A , phản ứng xong lọc B tách được dung dịch D chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05 chất rắn E. Cho 40g bột kim loại R (II) vào 1/10 dung dịch D. Sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575g chất rắn E. Tính CM dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R
 

whitetigerbaekho

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng mười một 2012
2,793
58
316
California,US
Số mol AgNO3 đã phản ứng với Cu là: nAgNO3 = 2.(95,2 - 80)/(108.2 - 64) = 0,2 mol
Vậy trong A có:
nAgNO3 dư = x - 0,2 mol
nCu(NO3)2 = 0,2/2 = 0,1 mol
Khi cho Pb vào A ta thu được 1 muối duy nhất nên đó phải là Pb(NO3)2 với số mol x/2 mol
Vậy:
mE = mPb dư + mCu + mAg = (80 - 207x/2) + 0,1.64 + 108(x - 0,2) = 67,05
---> x = 0,5 mol
Nồng độ của AgNO3 là 0,5/0,2 = 2,5 M

Dung dịch D chứa 0,25 mol Pb(NO3)2 ---> 1/10 D chứa 0,025 mol Pb(NO3)2, nếu lượng muối này pư hoàn toàn thì lượng chất rắn thu được tối thiểu là mPb = 0,025.207 = 5,175 gam. Vậy 44,575 gam phải có cả R dư ---> Pb(NO3)2 hết.
Cứ 1 mol Pb(NO3)2 pư thì khối lượng chất rắn tăng 207 - R (gam)
Mà 0,025 mol Pb(NO3)2 pư ......................... 44,575 - 40 = 4,575 gam
---> 0,025(207 - R) = 4,575
---> R = 24: Mg
 
  • Like
Reactions: vuongthanh6a
Top Bottom