Bài tập phản ứng nhiệt nhôm

T

thienkiem2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 4: Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là:
A. 75 % và 0,54 mol B. 80 % và 0,52 mol C. 75 % và 0,52 mol D. 80 % và 0,54 mol

Bài 5: Dùng m g Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:
m = 0,27 g B. m = 2,7g C. m = 0,54 g D. m = 1,12 g.

Bài 7: Nung hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 được hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Hoà tan trong dung dịch H2SO4 dư thu được 2,24(l) khí (đktc).
- Phần 2: Hoà tan trong dung dịch KOH dư thì khối lượng chất rắn không tan là 8,8(g).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng các chất trong hỗn hợp A là:
A. Al: 5,4 gam; Fe2O3: 22,4 gam B. Al: 3,4 gam; Fe2O3: 24,4 gam.
C. Al: 5,7 gam; Fe2O3: 22,1 gam. D. Al: 5,4 gam; Fe2O3: 24,4 gam.

MẤY CÂU NÀY GIẢI KO RA AI GIÚP MÌNH ĐC HEM::-*
 
L

liverpool1

cũng khó thật :(
Câu 4 : C (ko chắc )
Câu 5 : C (chắc chắn)
m(oxit giảm) = x .(mFe2O3 - mAl2O3) => x = 0,01 mol
=> mAl = 2.0,01.27 =0,54 g => C
Câu 6 : bó tay
:D
 
L

letung_167

Câu 4:
8Al + 3Fe3O4 --> 4Al2O3 + 9Fe
Nếu em cho hiệu xuất phát ứng là 100% thì phản ứng là vừa đủ vậy sẽ sinh ra số mol Fe là 0,225
Mặt khác cho Fe phản ứng thì thấy số mol H2 sinh ra là 0.24 khác số mol Fe.vậy hiệu suất phản ứng không phải là 100%
Vậy chắc chắn rằng sẽ có một hiệu suất phản ứng làm cho Al dư phải không ?
Vậy anh giả sử phản ứng sẽ có hiệu xuất là : X
Thì số mol Fe3O4 phản ứng sẽ là : 0.075X => Số mol Al phản ứng sẽ là 0.2X => Số mol sắt sinh ra là : 0.225X (I)
Vậy số mol Al còn dư sẽ là : 0.2 - 0.2X (Mol) (II)
Mặt Khác : Fe + H2SO4 => H2
: 2Al + 3H2S04 => 3H2
Mà tổng số mol H2 sinh ra là bằng : 0.24 (III)
Kết hợp phương trình phản ứng và (I) (II) (III) em sẽ thấy răng :
0.24 = 0.225X + 0.3 - 0.3X
=> X = 0,8 Vậy hiệu suất phản ứng sẽ là : 0.8 x 100 = 80%
Rõ ràng bảo toàn nguyên tố của H2 Với H2SO4 thì em sẽ thấy rằng số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0.24 ( Chứ không phải là 0.54) .
Vậy nếu soi đáp án thì sẽ được cho là đáp án D nếu như 0.54 sửa thành 0.24 em nhé
(Nếu em tin tưởng thì nhận đáp án này)

Câu 5:
2Al + Fe2O3 -> Al2O3 + 2Fe
Từ phương trình phản ứng cứ 1 mol oxit tham gia phản ứng đã giảm đi :(56x2) - (27 x 2) =58 (g)
Vậy : x mol oxit tham gia phản ứng khối lượng giảm : 0.58 (g)

=> x = (0.58 x 1 ) : 58 = 0.01 (mol)
=> số nAl = 0.01 x2 = 0.02 (mol )
=> mAl = 0.02 x 27 = 0.54 (g)
Vậy đáp án soi vào là C em nha

Câu 7:
2Al + Fe2O3 -> Al2O3 + 2Fe
Hôn hợp sau phản ứng gồm : Al2O3,Fe dư,Fe2O3 dư
Chia đôi hỗn hợp
P1 : Chỉ có Fe trong hỗn hợp tác dụng với axit dư mới ra khí H2
Fe + H2SO4 -> H2
Ta có số mol H2 là : 0.1 (mol) =>1 nửa nFe dư = 0,1 (mol) => mFe = 5.6 (g)
P2 : Khi cho NaOH dư vào dung dịch thì chỉ có Al2O3 phản ứng.Vậy khối lượng chất rắn bằng 8.8 gam là của một nửa Fe dư và một nửa Fe2O3 dư => 1 nửa Fe2O3 dư = 8.8 - 5,6 = 3.2 (g)
vậy tổng Fe2O3 đã dư là : 3.2 x2 = 6,4 (g) (Vì chia đôi hỗn hợp em nhé )
và số mol Fe dư = 0.1 x 2 = 0.2 mol
Từ phán ứng đầu => nAl = nFe = 0.2 mol
=> mAl = 0.2 x 27 = 5.4 (g)
Cũng từ phản ứng đầu => nFe2O3 đã phản ứng bằng (1/2)nFe = 0.1 (mol)
=> Tổng khối lượng Fe2O3 = Fe2O3 pứ + Fe2O3 dư
= 0.1 x 160 + 6,4 = 22.4 (g)
Vậy soi đáp án là : A em nhé
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

Câu 1

8Al + 3Fe3O4 ---> 4Al2O3 + 9Fe
x----------------------------------9/8 x

---> số mol Al dư : 0,2 - x, số mol Fe tạo thành là 9/8 x --> ta tính ra x vào hiệu suất,
Vì acid dư nên số mol acid bằng chính số mol H2 bay ra.

Câu 2:Oxit giảm là do nhôm đi vào và sắt bị đẩy ra, lượng giảm = m sắt - m nhôm= (56-27) = 0,58 --> Làm tiếp.

Câu 3: Đặt hỗn hợp có Al: x mol và Fe2O3 : y mol

Ta xét phần 2 trước: bảo toàn n tố --> m sắt
Ta có pứng hoàn toàn, nghĩa là nhôm hết, sắt tạo thành đi tác dụng với H22SO4 sinh khí hoặc là sắt oxit bị đẩy hoàn toàn, nhôm dư, và có cả nhôm tác dụng. Dựa vào m sắt và n khí bạn sẽ loại được 1 trong 2 trường hợp nói trên và kết luận được đáp án.
 
B

baby1606

nếu tính fe nhu trên thì số ko đẹp chút nào trong lúc đáp án số rất là đẹp.anh có thể làm chi tiết bài cuối cung dược ko?
cả câu tính hiệu suát nữa
 
H

hocmai.hoahoc

Thấy các em giải nhiều mà toàn dài và một số bài bị nhầm thầy làm chi tiết như sau
Bài 1:
8Al + 3Fe3O4 -----> 4Al2O3 + 9Fe
x…….3x/8……………x/2-------9x/8
=> H tính theo Al và Fe3O4 đều đúng
Gọi số mol Al phản ứng là x => Al dư = 0,2-x
Fe tạo thành là 9x/8
Theo bài
Fe------------------> H2
Al------------------->3/2H2
=> 3(0,2-x)/2 + 9x/8 = 0,24 mol=> x = 0,16 => H= 80%.
=> nH2SO4 tham gia phản ứng oxi hóa khử là 0,24 mol
Chú ý chất rắn sau phản ứng còn có Al2O3 và Fe3O4 dư có tác dụng với H2SO4 nhưng không có khí.
=> Al2O3 + 3H2SO4 --->Al2(SO4)3 + 3H2O
0,08….0,24
Fe3O4 + 4H2SO4 -- Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
0,015-------0,06
Vậy tổng số mol H2SO4 là 0,54 mol.
2> 1 mol Fe2O3 giảm 58 gam => nFe2O3= 0,01 = nAl2O3 => nAl = 0,02=> m= 0,54g.
3> Nhận thấy Fe2O3 dư =>Al hết . Chất rắn + H2SO4 ---> H2 ---->nFe = 0,1 mol
Những chất không phản ứng với NaOH gồm Fe và Fe2O3 => mFe2O3 = 8,8-5,6 = 3,2 gam=> nFe2O3= 0,02 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có
2nFe2O3đ = nFe + 2nFe2O3 dư => nFe2O3đ = 0,07 mol.=> mFe2O3 = 0,07*160*2=22,4 gam
nFe = 0,1 mol => nAl = 0,1 mol ( bảo toàn e) => mAl( 1 phần) = 2,7 gam => mAl = 5,4 gam =>A
 
C

cogaicaonguyen

thầy ơi! thầy có thể giải thích cho em vì sao trong bài 7 Fe2O3 dư mà không phải Al dư không ah!
 
Top Bottom