Bài tập phân rã phóng xạ - phản ứng hạt nhân

J

jasmine9762

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chất phóng xạ ²¹ºPo có chu kì bán rã T = 138 ngày. Tính khối lượng Po có độ phóng xạ là 1 Ci.
Câu 2: Tính tuổi của 1 pho tượng cổ bằng gỗ biết rằng độ phóng xạ [tex]\beta[/tex]¯ của nó bằng 0,77 lần độ phóng xạ của một khúc gỗ có cùng khối lượng vừa mới chặt. Biết [TEX]T_C[/TEX]14 = 5600 năm.
Câu 3: Xét phản ứng hạt nhân xảy ra khi bắn phá nhôm bằng các hạt [tex]\alpha[/tex] : [TEX]Al_13^27[/TEX] + [tex]\alpha[/tex] -> [TEX]P_15^30[/TEX] + n. Cho biết: [TEX]m_Al[/TEX] = 26,974 u ;
[TEX]m_P[/TEX] = 29,970 u ; [TEX]m_alpha[/TEX] = 4,0015 u ;
[TEX]m_n[/TEX] = 1,0087 u ; [TEX]m_p[/TEX] = 1,0073 u. Hãy tính năng lượng tối thiểu của hạt [tex]\alpha[/tex] cần thiết để phản ứng xảy ra.
Câu 4: Một chất phóng xạ có chu kì bán rã T = 10s. Lúc đầu có độ phóng xạ
[TEX]H_O[/TEX] = 2.[TEX]10^7[/TEX] Bq. Tính hằng số phân rã phóng xạ, số nguyên tử ban đầu, số nguyên tử còn lại và độ phóng xạ của chất phóng xạ đó sau 30s.
Câu 5: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng tính cho một nucleon.
a) Hãy tính năng lượng liên kết riêng của hạt [tex]\alpha[/tex]. Cho biết các khối lượng hạt nhân sau:
[TEX]m_alpha[/TEX] = 4,0015 u ; [TEX]m_p[/TEX] = 1,0073 u ;
[TEX]m_n[/TEX] = 1,0087 u.
b) Tính năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 gam Heli.
Lấy [TEX]N_A[/TEX] = 6,022.[TEX]10^23[/TEX] [TEX]mol^-1[/TEX], He = 4,003 u.
Câu 6: Một mẫu Poloni nguyên chất có khối lượng 2 (g), các hạt nhân Poloni
( [TEX]Po_84^210[/TEX] ) phóng xạ phát ra hạt [tex]\alpha[/tex] và chuyển thành một hạt [TEX]X_Z^A[/TEX] bền.
a) Viết phương trình phản ứng và gọi tên [TEX]X_Z^A[/TEX].
b) Xác định chu kì bán rã của Poloni phóng xạ, biết trong 365 ngày nó tạo ra thể tích V = 179 [TEX]cm^3[/TEX] khí He (đktc).
c) Tìm tuổi của mẫu chất trên biết rằng tại thời điểm khảo sát tỉ số giữa khối lượng
[TEX]X_Z^A[/TEX] và khối lượng chất đó là 2:1.

Xin mọi người giúp em mấy bài nè !_! (khó hiểu lắm!!!)
Mọi người hãy trình bày kĩ (kể cả viết luôn công thức) và để lại nick yh (để có gì không hiểu thì xin giúp đỡ và để em làm quen với mọi người luôn ^^) nha.
Em cảm ơn mọi người nhiều!
(À, mấy cái chỉ số về số khối với số proton em không biết cách viết đúng nên đã viết ngược, có gì mọi người thông cảm giùm em nghen).
 
Last edited by a moderator:
T

trannhatle_196

bài 1: Ta làm theo công thức: Độ phóng xạ = k.N trong đó k là hằng số phân rã phóng xạ, N là số nguyên tử của nguyên tố Po.
Đổi 1 Ci = 3,7 . 10^10 Bq
=> k.N = 3,7 . 10^10
Mà k = [tex]\frac{0,693}{T}[/tex]
T = 138.24.60.60(đổi từ ngày ra giây)
=> N= [tex]\frac{3,7.10^10.138.24.60.60}{0,693}[/tex]= 6,366 . 10^17 (nguyên tử)
=> [tex]n_Po[/tex] = [tex]\frac{6,366 . 10^17}{6,022 . 10^23}[/tex] (mol)
=> [tex]m_Po[/tex] = 210 . [tex]n_Po[/tex]
Thay số vào ta được [tex]m_Po[/tex] = 0,222 . 10^-3 (g) = 0,222 (mg)
Nhớ cảm ơn đó nghe Duyên;););)
 
Last edited by a moderator:
J

jasmine9762

bài 1: Ta làm theo công thức: Độ phóng xạ = k.N trong đó k là hằng số phân rã phóng xạ, N là số nguyên tử của nguyên tố Po.
Đổi 1 Ci = 3,7 . 10^10 Bq
=> k.N = 3,7 . 10^10
Mà k = [tex]\frac{0,693}{T}[/tex]
T = 138.24.60.60(đổi từ ngày ra giây)
=> N= [tex]\frac{3,7.10^10.138.24.60.60}{0,693}[/tex]= 6,366 . 10^17 (nguyên tử)
=> [tex]n_Po[/tex] = [tex]\frac{6,366 . 10^17}{6,022 . 10^23}[/tex] (mol)
=> [tex]m_Po[/tex] = 210 . [tex]n_Po[/tex]
Thay số vào ta được [tex]m_Po[/tex] = 0,222 . 10^-3 (g) = 0,222 (mg)
Nhớ cảm ơn đó nghe Duyên;););)
t thanks òi đó ^^, cơ mà bạn Lệ không để lại nick yh nghe
:khi (61)::khi (61)::khi (61):
 
Top Bottom