bài tập ôn tập

B

bcm9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hóa hữu cơ

a,Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4

b,Số hợp chất đơn chức, mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
 
B

bcm9x

1, Dẫn 1,68l hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon vào bình đựng dung dịch Brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 8 g brom đã phản ứng và còn lại 1,12l khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68l X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 10g kết tủa. ( Các khí đều đo ở dktc). Tìm CTPT của 2 hidrocacbon đó.

2, Cho 20,5g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp tong dãy đồng đẳng tác dụng hoàn toàn vs Na(dư) sinh ra 4,48l khí H2 (dktc). Công thức phân tử của 2 ancol là ?

3, Hai chất X, Y có cùng CTPT là C4H10O. Biết:
- Khi thực hiện phản ứng tách nước ( H2SO4 đặc, 180 độ C), mỗi chất chỉ tạo 1 anken
- Khi oxi hóa X, Y bằng O2 ( Cu, nhiệt độ) mỗi chất cho 1 andehit.
- Khi cho anken tạo thành từ Y hợp nước ( xúc tác H) thì thu được ancol bậc 1 và ancol bậc 3.
Vậy, X và Y là những chất nào
 
V

vctpro

a,tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử c2h4o2 là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
ch3cooh,hcooch3,oh-c-cho
=>B
b,số hợp chất đơn chức, mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử c4h8o2 và đều tác dụng được với dung dịch naoh là:
A. 6 b. 3 c. 5 d. 4
c-c-c-cooh,c-c(c)-cooh,c-c-coo-c,c-coo-c-c,hcoo-c-c-c,hcoo-c(c)-c
=>A
 
G

girlbuon10594

a,Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4

~~> Gợi ý:

Tính độ bất báo hào k=1 (cái này chắc cậu biết chứ?)

Với k=1 thì nó có thể là:

+) este no, đơn: [TEX]HCOOCH_3[/TEX]

+) axit nó, đơn: [TEX]CH_3COOH[/TEX]

+) tạp chức: tạp chức ancol và anđ: [TEX]HOCH_2CHO[/TEX]

(Không có tạp chức ancol và xeton; tạp chức ete và anđ; tạp chức ete và xeton vì chỉ có 2C)


b,Số hợp chất đơn chức, mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4

~~> [TEX]C_4H_8O_2[/TEX] tác dụng được với NaOH \Rightarrow Nó phải là axit hoặc este

[TEX]RCOOR'[/TEX]

Ta có: [TEX]R+R'=3=3+0=1+2=2+1=0+3[/TEX]

\Rightarrow có số đồng phân là: [TEX]2.1+1.1+1.1+1.2=6[/TEX]
 
G

girlbuon10594

1, Dẫn 1,68l hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon vào bình đựng dung dịch Brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 8 g brom đã phản ứng và còn lại 1,12l khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68l X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 10g kết tủa. ( Các khí đều đo ở dktc). Tìm CTPT của 2 hidrocacbon đó.

~~>[TEX] n_{hh}=1,68:22,4=0,075 mol[/TEX]

[TEX]n_{CO_2}=0,1 mol[/TEX]

\Rightarrow Số C trung bình[TEX]=0,1:0,075=1,3333[/TEX]

\Rightarrow Trong hh chắc chắn có [TEX]CH_4[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{CH_4}=1,12:22,4=0,05 mol[/TEX]

\Rightarrow Số mol của chất hữu cơ còn lại=[TEX]0,075-0,05=0,025 mol[/TEX]

[TEX]n_{Br_2}=8:160=0,05 mol[/TEX]

\Rightarrow Chất hữu cơ còn lại có 2 liên kết pi

\Rightarrow Có thể là ankin hoặc cũng có thể là anken có 2 nối đôi

Đến đây thì....chắc phải dựa vào các đáp án thôi/:)

2, Cho 20,5g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp tong dãy đồng đẳng tác dụng hoàn toàn vs Na(dư) sinh ra 4,48l khí H2 (dktc). Công thức phân tử của 2 ancol là ?

~~> [TEX]n_{H_2}=0,2 mol[/TEX]

Vì là ancol đơn chức \Rightarrow [TEX]n_{ancol}=2.n_{H_2}=0,4 mol[/TEX]

\Rightarrow M trung bình[TEX]=20,5:0,4=41[/TEX]

\Rightarrow 2 ancol là [TEX]CH_3OH[/TEX] và [TEX]C_2H_5OH[/TEX]
 
L

li94

tiếp bài 1 nhé

nCO2 do CH4 tạo ra = 0,05

tính được n HĐRC = 0,05 --> có 2 Cacbon

lại cộng 2 Brom

nên chỉ có thể là C2H2
 
B

bcm9x

[hóa ôn thi] nhận biết các hợp chất vô cơ

Từ giờ tớ sẽ post toàn câu hỏi lí thuyết theo chủ đề các bạn cùng làm để ôn lại lí thuyết nhá vì hóa trong đại học rất nhiều lí thuyết
(và coi như giúp tớ nữa)
(nhớ làm và giải thích nhá)
Mong các bạn tham gia nhiệt tình


Câu 1. Chỉ dùng dung dịch Br2 có thể phân biệt được hai khí
A. CO2 và N2. B. CO2 và H2. C. CO2 và SO2. D. CO2 và HCl.

Câu 2. Để phân biệt được 4 kim loại: Na, Mg, Al, Ca chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch HCl. B. nước. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH3.

Câu 3. Có 4 gói bột, mỗi gói gồm 2 chất: Al và Fe, Al2O3 và Al, Na2O và NaOH, Fe và CuO. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các gói đó là
A. NaOH. B. H2SO4. C. HNO3. D. H2O.

Câu 4. Chỉ dùng dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được hai dung dịch
A. NaNO3 và NaOH. B. NaOH và Ba(OH)2.
C. BaCl2 và Ba(NO3)2. D. CuSO4 và CuCl2.

Câu 5. Chỉ dùng dung dịch K2CO3 (đun nóng) có thể phân biệt được các dung dịch sau đây :
A. BaCl2 và Ba(NO3)2. B. Cu(NO3)2 và CuCl2.
C. FeCl3 và BaCl2. D. MgCl2 và MgSO4.

Câu 6. Để phân biệt các dung dịch loãng: NaCl, H2SO4, FeCl3, MgCl2, NaOH chỉ cần dùng một thuốc thử là dung dịch
A. AgNO3. B. Na2SO4. C. phenolphtalein. D. HCl.

Câu 7. Có dung dịch các muối: Ba(NO3)2, K2CO3 và Fe2(SO4)3. Dung dịch làm giấy quỳ tím có màu đỏ, tím, xanh theo thứ tự là
A. Ba(NO3)2, K2CO3, Fe2(SO4)3. B. Fe2(SO4)3, Ba(NO3)2, K2CO3.
C. K2CO3, Ba(NO3)2, Fe2(SO4)3. D. K2CO3, Fe2(SO4)3, Ba(NO3)2.

Câu 8. Để phân biệt các dung dịch : Na2CO3, NaHSO4, NaOH, Ba(OH)2, Na[Al(OH)4] chỉ cần dùng một thuốc thử là dung dịch
A. nước vôi trong. B. phenolphtalein. C. HCl. D. KOH.

Câu 9. Phân biệt các dung dịch BaCl2, AgNO3, ZnCl2, AlCl3, NH4NO3 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. quỳ tím. B. dung dịch NH3. C. dung dịch NaOH. D. khí ozon.

Câu 10. Để phân biệt các dung dịch KOH, ZnCl2, NaCl, MgCl2, AgNO3, HCl, HI chỉ cần dùng một thuốc thử là dung dịch
A. phenolphtalein. B. NH3. C. Pb(NO3)2. D. H2O2.

Câu 11. Để phân biệt 4 dung dịch BaCl2, NH4Al(SO4)2, NaOH và KHSO4 chỉ dùng một thuốc thử là
A. quỳ tím. B. dung dịch NH3.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl.

Câu 12. Để phân biệt ba dung dịch mất nhãn : ZnSO4, Al2(SO4)3, CuSO4 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NH3.
C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch HNO3.

Câu 13. Để phân biệt các dung dịch NH4Cl, (NH4)2SO4, MgCl2, AlCl3, FeCl2 , FeCl3 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch BaCl2.

Câu 14. Để phân biệt dung dịch các chất : FeCl2, NH4Cl , AlCl3, MgCl2 , (NH4)2SO4 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2 dư B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch NH3 dư. D. dung dịch KOH dư.

Câu 15. Để phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch NaOH.
C. phenolphtalein. D. dung dịch H2SO4 loãng

Câu 16. Để phân biệt các dung dịch NaNO3, NaOH, H2SO4 chỉ cần dùng dung dịch
A. nước vôi trong. B. HCl. C. phenolphtalein. D. KOH.

Câu 17. Để phân biệt các dung dịch HNO3, HCl, H2SO4, H3PO4 chỉ cần dùng kim loại
A. Na. B. Mg. C. Ba. D. Cu.

Câu 18. Để phân biệt các dung dịch Na2SO4, H2SO4, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, KOH chỉ cần dùng
A. nước vôi trong. B. dung dịch HCl. C. dung dịch CaCl2. D. phenolphtalein.

Câu 19. Để phân biệt các dung dịch Na2SO4, HCl, MgCl2, BaCl2, AgNO3, KOH chỉ cần dùng
A. nước vôi trong. B. dung dịch H2SO4. C. dung dịch CaCl2. D. quỳ tím.

Câu 20. Để phân biệt các dung dịch Na2SO4, Na2S, Na2SO3, Na2CO3, Na2SiO3 chỉ cần dùng
A. nước vôi trong. B. dung dịch HCl. C. dung dịch BaCl2. D. quỳ tím.

Câu 21. Một dung dịch có chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+, Ni2+. Để nhận biết sự có mặt của các cation trên trong dung dịch chỉ cần dùng dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. quỳ tím. D. phenolphtalein.

Câu 22. Một dung dịch có chứa đồng thời hai anion NO3-, CO32-. Để nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch, thuốc thử được dùng lần lượt là
A. Cu; dung dịch NaOH. B. dung dịch H2SO4 loãng; Cu.
C. H2SO4 đặc; dung dịch NH3. D. dung dịch NaOH; dung dịch axit H2SO4 loãng.

Câu 23. Hoà tan 1,5 gam hợp kim Fe - Mg trong dung dịch axit H2SO4 loãng (không có không khí). Chuẩn độ dung dịch thu được hết 150 ml dung dịch KMnO4 0,02M. Hàm lượng Fe trong hợp kim là
A. 64% B. 56% C. 36% D. 24%

Câu 24. Người ta đem 50 ml dung dịch H2O2 thêm vào đó một lượng H2SO4 loãng rồi đem chuẩn độ, đã dùng hết 200 ml dung dịch KMnO4 nồng độ 0,02M. Nồng độ mol của dung dịch H2O2 là
A. 0,1M B. 0,2M C. 0,3M D. 0,4M

Câu 25. Để chuẩn độ 20 ml dung dịch NaOH 0,12M và Na2CO3 0,1M, với metyl da cam làm chỉ thị đã dùng hết V ml dung dịch HCl 0,1M. Giá trị của V là
A. 32 B. 34 C. 64 D. 68
 
Last edited by a moderator:
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Câu 1. Chỉ dùng dung dịch Br2 có thể phân biệt được hai khí
A. CO2 và N2. B. CO2 và H2. C. CO2 và SO2. D. CO2 và HCl
vì SO2 làm mất màu dung dịch nước Br2
Câu 2. Để phân biệt được 4 kim loại: Na, Mg, Al, Ca chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch HCl. B. nước. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH3.
Na tan tốt trong nước
Ca tan một phần trong nước
Al tan trong dd NaOH vừa tạo được giải phóng khí H2
còn lại là Mg
Câu 3. Có 4 gói bột, mỗi gói gồm 2 chất: Al và Fe, Al2O3 và Al, Na2O và NaOH, Fe và CuO. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các gói đó là
A. NaOH. B. H2SO4. C. HNO3. D. H2O.
Al2O3 và Al bị hoà tan hết và có khí H2 bay ra
Na2O và NaOH bi hoà tan hết và k có khí thoát ra
Al và Fe ta một phần,vẫn còn phần k tan và có khí H2 bay ra
Fe và CuO k bị hoà tan
Câu 4. Chỉ dùng dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được hai dung dịch
A. NaNO3 và NaOH. B. NaOH và Ba(OH)2.
C. BaCl2 và Ba(NO3)2. D. CuSO4 và CuCl2.
có BaCO3 kết tủa
Câu 5. Chỉ dùng dung dịch K2CO3 (đun nóng) có thể phân biệt được các dung dịch sau đây :
A. BaCl2 và Ba(NO3)2. B. Cu(NO3)2 và CuCl2.
C. FeCl3 và BaCl2. D. MgCl2 và MgSO4.
BaCO3 kết tủa trắng ,Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ
Câu 6. Để phân biệt các dung dịch loãng: NaCl, H2SO4, FeCl3, MgCl2, NaOH chỉ cần dùng một thuốc thử là dung dịch
A. AgNO3. B. Na2SO4. C. phenolphtalein. D. HCl.
 
C

cosset

câu 7 B

Câu 8 C
dùng HCl nhận được Na2CO3[có khí] ,Na[Al(OH)4] [xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan dần]
cho Na2CO3 p/ư với các dd còn lại nhận được Ba(OH)2 [có kết tủa trắng]
cho Ba(OH)2 p/ư với các dd còn lại nhận được NaHSO4 [có kết tủa trắng]
dd còn lại là NaOH
 
B

bcm9x

[hóa ôn thi]

Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương
ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = x + 2. B. y = x - 2. C. y = 2x. D. y = 100x.
:confused::confused::confused: giải thích rõ giúp với
 
B

bcm9x

hóa vô cơ

câu 2 Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn,ta dùng thuốc thử là
A. Al. B. CuO. C. Cu. D. Fe.

tại sao câu này C đúng mà A không đúng, tớ tưởng A cũng đúng :confused::confused::confused:
 
B

bcm9x

hóa hữu cơ

Câu 9: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. C4H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C2H4.
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

câu 2 Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn,ta dùng thuốc thử là
A. Al. B. CuO. C. Cu. D. Fe.

tại sao câu này C đúng mà A không đúng, tớ tưởng A cũng đúng
Nó là axit đặc nguội nhé bạn
Al ,Fe trong H2SO4 và HNO3 đặc nguội bj thụ động k phản ứng
Nên chọn C là đúng
Cu +H2SO4 --> SO2 mùi xốc
Cu +HNO3 -----> NO hóa nâu trong khôn khí ra NO2
 
Y

yuper

Câu 9: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. C4H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C2H4.

M = 35,5/45,223% = 78,5
\Rightarrow [TEX]M_X=78,5-36,5=42[/TEX]
\Rightarrow [TEX]C3H6[/TEX]
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương
ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = x + 2. B. y = x - 2. C. y = 2x. D. y = 100x
Gọi [TEX]C_M[/TEX]của HCl hay CH3COOH là 1M ta có
[TEX]HCl---->H^++Cl^-[/TEX]
1M
[TEX]=>[H^+]=10^o=1M => pH =0=x[/TEX]

..............[TEX]CH_3COOH <=>H^+ +Cl^-[/TEX]

ban đầu :1M

phân li : [TEX]1.\frac{1}{100}[/TEX]...............0,01..........0,01

vậy pH =-lg 0,01 =2=y

=>y=x+2
 
Y

yuper

Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương
ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = x + 2. B. y = x - 2. C. y = 2x. D. y = 100x.

[TEX]CH_3COOH -------> CH_3COO^- + H^+ [/TEX] ( ở đây là 2 chiều nhé)
100.10^(-y)................................................10^(-y)

[TEX]HCl ---------> H^+ + Cl^-[/TEX]
10^(-x).......................10^(-x)

\Rightarrow 10^(-x) = 100.10^(-y) \Leftrightarrow10^(-x) = 10^(2-y) \Leftrightarrow -x = 2 - y \Leftrightarrow [TEX] y = x + 2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

bcm9x

Viết phương trình phản ứng

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được một chất rắn là
[TEX](Fe_2O_3)[/TEX]
viết hộ phản ứng với
 
Y

yuper

Để ý chỗ này:
Câu 9: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)

tỉ lệ mol 1:1 \Rightarrow dẫn xuất monoclo

thành phần khối lượng clo là 45,223% \Rightarrow lấy khói lượng mol của [TEX]Cl[/TEX] chia cho 45,223% ta sẽ đc khối lượng mol của monoclo đó \Rightarrow lấy khối lượng mol của monoclo đó trừ cho khối luọng mol của [TEX]HCl[/TEX] ta sẽ có [TEX]M_X[/TEX]

Hiểu chưa
 
B

bcm9x

hóa hữu cơ

Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23)
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.
 
Top Bottom