bài tập nito

zcadsdasdasd

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng sáu 2016
1
0
1
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Có bao nhiêu chất X thỏa mãn sơ đồ: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Viết các phương trình phản ứng minh họa.

Bài 2: Hỗn hợp X có (Mg, Zn). Hòa tan 16 gam X trong lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thoát ra m gam NO sản phẩm khử duy nhất, thu được 65,6 gam hỗn hợp muối. Tính m.

Bài 3: X là hỗn hợp (Al và Al2O3). Cho m gam X tác dụng vừa hết với 480 ml dung dịch HNO3 0,5M thoát ra 0,336 lít N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm m.

Bài 4: Hòa tan 2,24 gam hỗn hợp Mg và MgO bằng 500 ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thoát ra 0,896 lít khí NO sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Viết các phương trình phản ứng và tính a.

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thì thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 16,6. Tính giá trị của m?

Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam Al vào V ml dung dịch HNO3 0,1M vừa đủ thu được dung dịch X và 358,4 ml khí N2 duy nhất ở đktc. Tính V.


Bài 7:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và CuO tan vừa đủ trong 200 ml dung dịch HNO3 1M thì thấy thoát ra 1,792 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Viết phương trình phản ứng và tính m.

Bài 8: Cho m gam hỗn hợpX gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X ở trên vào dung dịch HNO3 đặc, nguội dư thì thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính m.

Bài 9. Cho 12 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200ml HNO3 vừa đủ thì thu được 11,2 lít khí màu nâu đỏ.

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A.

c) Tính nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng.

d) Nếu cho 36 gam hỗn hợp A có thành phần như trên tác dụng với HNO3 loãng thì thề tích khí NO (ở đktc) thu được là bao nhiêu?

Bài 10. Cho 27,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và FeO tác dụng với HNO3 loãng dư thì thu được 4,48 lít khí không màu dễ hóa nâu trong không khí.

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A.

c) Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng .

Bài 11. Cho hỗn hợp A gồm Cu và FeCO3 tác dụng với HNO3 đặc nóng dư thì thu được 8,96 lít hỗn hợp D khí trong đó có 1 khí màu nâu đỏ và dung dịch B. Cho B tác dụng với NH3 dư thì thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 8 gam chất rắn.

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Tính % khối lượng các chất trong A.

c) Tính % thể tích mỗi khí trong D.

Bài 12: Hòa tan 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75.

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Tính thể tích NO và N2O thu được ở đktc.

Bài 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác) có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3.

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Tính thể tích hỗn hợp A ở đktc.

Bài 14: Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol ba chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác).

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Số mol của mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 15: Hỗn hợp X gồm Fe và 1 kim loại M có hóa trị n không đổi , khối lượng X là 7,22gam . Chia X ra làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 với dung dịch HCl dư cho ra 2,128lít H2 (đktc). Phần 2 với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) .

a) Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Xác định kim loại M và % của M trong hỗn họp X .

Bài 16: Tính thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) thu được trong 2 trường hợp sau:

- Hòa tan 6,4 gam Cu bằng 120 dung dịch HNO3 1M.

- Hòa tan 6,4 gam Cu bằng 120 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5 M.

Bài 17. Để m gam bột sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3.Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Tính giá trị của m.

Bài 18 . Nung m g bột sắt trong oxi, thu được 3 g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư) thu được 0,56 lít (ở đktc) NO( là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

Bài 19: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?

Bài 20 : Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được.

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam Zn bằng dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 0,448 lít khí N2O (khí duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Làm khô cẩn thận dung dịch Y thì thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.

Bài 22: Tínhthể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)?

Bài 23: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tính giá trị của m.
 

thienbinhgirl

Học sinh gương mẫu
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,672
277
324
23
Hà Nội
VNU-IS
Bài 2: mNO3- trong muối= 65,6- 16= 49,6 => nNO3- =0,8 mol => nNO= 0,8/3 => m
Bài 3: [tex]m (g)X\left\{\begin{matrix} Al\\ Al_2O_3 \end{matrix}\right.+ 0,24 mol HNO3 \rightarrow Al(NO3)3 + 0,015 mol N_2O+ H_2O[/tex]
BT(H): nH2O= 0,12 mol
BT(N): nAl(NO3)3= (0,24- 0,015.2)/3 = 0,07
BTKL: m= 2,61 g
Bài 4: [tex]2,24g \left\{\begin{matrix} Mg\\ MgO \end{matrix}\right.+ 0,5a (mol) HNO3\rightarrow Mg(NO_3)_2 + 0,04 molNO+ H_2O[/tex]
BT(H): nH2O= 0,25a
BT(N): nMg(NO3)2= (0,5a- 0,04)/2 = 0,25a- 0,02
BTKL: a= 0,4
Bài 5: 0,05 mol NO và NO2. Đặt nNO=a => nNO2= 0,05-a
=> [tex]\frac{30a+46.(0,05-a)}{0,05.2}= 16,6 \rightarrow a= 0,04[/tex]
=> nNO= 0,04 ; nNO2= 0,01
BT(e): nCu= (0,04.3+ 0,01)/2= 0,065 => mCu = 4,16 g
Bài 6: nAl= 0,08 mol; nN2 =0,016 mol. Gọi V ( lít) của dd = a
nHNO3= 0,1a => nH2O= 0,05a
nAl= n Al(NO3)3= 0,08
BTKL => a
Bài 7: nNO= 0,08 mol , nHNO3= 0,2 mol
[tex]X\left\{\begin{matrix} Cu\\ CuO \end{matrix}\right.+ 0,2 mol HNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + 0,08mol NO + H_2O[/tex]
BT(H): nH2O= 0,1
BT(N): nCu(NO3)2= (0,2-0,08)/2= 0,06
BTKL: m=2,88g
Bài 8: nAl= 2/3. nH2= 0,2 mol. Đặt nCu= a
nNO2= 0,2 mol; HNO3 đặc nguội => Al ko pứ => nCu= 0,2/2= 0,1 (BTe) => m= 0,2.27+ 0,1.64= 11,8g
Bài 9.
a, Fe + 6H+ + 3NO3- => Fe3+ + 3NO2 + 3H2O
Cu + 4H+ + 2NO3- => Cu2+ + 2NO2 + 2H2O
b, [tex]\left\{\begin{matrix} Fe (a)\\ Cu(b) \end{matrix}\right.\rightarrow \left\{\begin{matrix} 56a+ 64b=12\\ 3a+ 2b= 0,5 \end{matrix}\right.\rightarrow a=b=0,1[/tex] => %m
c, nHNO3= 0,1.4+ 0,1.6 =1 => CM của HNO3= 5
Bài 10.
a, Fe + 4H+ NO3- => Fe3+ + NO + H2O
3FeO+ 10H+ + NO3- => 3Fe3+ NO+ 5H2O
b, [tex]\left\{\begin{matrix} Fe(a)\\ FeO(b) \end{matrix}\right.\rightarrow \left\{\begin{matrix} 56a+ 72b=27,2\\ 3a+b=0,2.3 \end{matrix}\right.\rightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,1\\ b=0,3 \end{matrix}\right.[/tex] => %m
c, nHNO3= 1,4 mol
 
Top Bottom