Hóa 9 Bài tập nâng cao

Hoang P

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười 2020
150
164
46
Hưng Yên
Hưng Yên
THPT Yên Mỹ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hòa tan 126g tinh thể axit [tex]C_{x}H_{y}(COOH)_{n}.2H_{2}O[/tex] vào 115ml rượu etylic (d=0,8g/ml) được dung dịch A. Lấy 10,9g dung dịch A cho tác dụng hết với Na vừa đủ, thu được chất rắn B và 3,36 lít [tex]H_{2}[/tex] (đktc). Tính số g chất rắn B và tìm công thức của axit
2. Một dung dịch X chứa 4 ion của 2 muối vô cơ. Khi thêm từ từ dung dịch [tex]Ba(OH)_{2}[/tex] vào dung dịch X đun nóng thấy có khí A bay ra và đồng thời tạo kết tủa B. Khi thêm [tex]Ba(OH)_{2}[/tex] vào X, khối lượng kết tủa B tăng dần qua 1 cực đại rồi giảm đến 1 giá trị không đổi. Kết tủa B cũng chỉ tan 1 phần trong dung dịch HCl. Dung dịch X sau khi thêm [tex]HNO_{3}[/tex] và [tex]AgNO_{3}[/tex] tạo thành kết tủa trắng hóa đen từ từ ngoài ánh sáng. Xác định 4 ion có thể có trong dung dịch X, biết rằng chúng là những ion thông dụng. Viết các phương trình phản ứng cần thiết để minh họa
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
2. Một dung dịch X chứa 4 ion của 2 muối vô cơ. Khi thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2Ba(OH)2Ba(OH)_{2} vào dung dịch X đun nóng thấy có khí A bay ra và đồng thời tạo kết tủa B. Khi thêm Ba(OH)2Ba(OH)2Ba(OH)_{2} vào X, khối lượng kết tủa B tăng dần qua 1 cực đại rồi giảm đến 1 giá trị không đổi. Kết tủa B cũng chỉ tan 1 phần trong dung dịch HCl. Dung dịch X sau khi thêm HNO3HNO3HNO_{3} và AgNO3AgNO3AgNO_{3} tạo thành kết tủa trắng hóa đen từ từ ngoài ánh sáng. Xác định 4 ion có thể có trong dung dịch X, biết rằng chúng là những ion thông dụng. Viết các phương trình phản ứng cần thiết để minh họa
Ba(OH)2 + dd X --- đun nóng ---> có khí
=> Trong X có ion NH4+
NH4+ + OH - -> NH3 + H2O

Ba(OH)2 + dd X ---> kết tủa B tăng dần đến cực đại rồi lại giảm
=> Trong X có ion Al 3+
Al 3+ + OH - + H2O -> Al(OH)3
Al(OH)3 + OH - -> AlO2 - + H2O

B chỉ tan 1 phần trong dd HCl => Trong B có Al(OH)3 và 1 kết tủa nữa
=> Kết tủa còn lại : BaSO4 (không tan trong HCl)
=> X có ion SO4 2-
Ba 2+ + SO4 2- -> BaSO4

X + HNO3 + AgNO3 -> kết tủa trắng hóa đen ở ngoài ánh sáng
=> là AgCl
=> X có ion Cl-
Ag+ + Cl- -> AgCl (trắng)
2AgCl --- as --> 2Ag (đen) + Cl2

=> X: Al 3+ ; NH4+ ; SO4 2- ; Cl-

Bài 1 : Em chưa học phần này ~ Anh @Ếch đáng iuuu giúp bạn ấy nha ^^
 

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,596
336
Hải Phòng
....
1. Hòa tan 126g tinh thể axit CxHy(COOH)n.2H2OCxHy(COOH)n.2H2OC_{x}H_{y}(COOH)_{n}.2H_{2}O vào 115ml rượu etylic (d=0,8g/ml) được dung dịch A. Lấy 10,9g dung dịch A cho tác dụng hết với Na vừa đủ, thu được chất rắn B và 3,36 lít H2H2H_{2} (đktc). Tính số g chất rắn B và tìm công thức của axit
nC2H5OH (trong ddA) =2 mol
->nC2H5OH(trong 10,9g A)=2.10,9/(126 +0,8.115)=0,1 mol
->nH2(từ pư của rượu với Na)=0,5n rượu =0,05 mol
Gọi n CxHy(COOH)n.2H2O =a mol
Xét pư của axit với Na : nH2 (sp)=1/2 nCOO- =n.a/2 mol
Xét pư của H2O với Na: nH2(sp)=1/2 nH2O =a mol
-> nH2=0,15 -0,05 =na/2 +a mol
<->a= 0,2/(n + 2)
Lại có M tinh thể = MCxHy +n.45 +2.18 =M CxHy +45n +36 =m axit/n axit =6,3/a
-> M CxHy + 13,5n = 27
n = 1 --> M CxHy = 13,5: Loại
n = 2 --> M CxHy = 0: Nhận, axit là HOOC-COOH
n > 2 --> M CxHy < 0: Loại
Đến đây rồi bạn tự làm nốt nhé.
 
Top Bottom