Hóa 8 Bài tập Hóa

Jennifer Lu

Học sinh
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
71
67
36
Nghệ An
Thcs Hòa Hiếu 2
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohiđric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohiđric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl --> AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng
b) Tính thể tích (ở đktc) của khí H2 sinh ra
c) Tính khối lượng của axit HCl đã tham gia phản ứng
d) Tính khối lượng muối AlCl3 tạo thành
Bài 2: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 ga, dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Bài 3: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hiđro (đktc)
a) Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b) Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu
Bài 4: Cho 8,1 g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4 g H2SO4
a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư
b) Tính thể tích H2 thu đưojc ở đktc
c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc
Bài 5: Cho một lá nhôm nặng 0,81 g dung dịch chứa 2,19 g HCl
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam
b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohiđric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohiđric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl --> AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng
b) Tính thể tích (ở đktc) của khí H2 sinh ra
c) Tính khối lượng của axit HCl đã tham gia phản ứng
d) Tính khối lượng muối AlCl3 tạo thành
[tex]n_{Al}=\dfrac{6,75}{27}=0,25(mol)[/tex]

[tex]2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2[/tex]
0,25 ------ 0,75 -------- 0,25 -------- 0,375 (mol)

[tex]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} V_{H_2}(dktc)=0,375.22,4=8,4(l) & \\ m_{HCl}=0,75.36,5=27,375(g) & \\ m_{AlCl_3}=0,25.133,5 (g) & \end{matrix}\right.[/tex]

Bài 2: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 ga, dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
[tex]Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2[/tex]

[tex]n_{Zn}=\dfrac{6,5}{65}=0,1(mol)[/tex]

[tex]n_{HCl}=\dfrac{36,5}{36,5}=1 (mol)[/tex]

So sánh : [tex]\dfrac{n_{Zn}}{1}=0,1<\dfrac{n_{HCl}}{2}=0,5[/tex]

[tex]\Rightarrow Zn[/tex] hết; [tex]HCl[/tex] dư

[tex]\Rightarrow [/tex] Tính theo [tex]Zn[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{ZnCl_2}=n_{Zn}=0,1(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{ZnCl_2}=0,1.136=13,6(g)[/tex]

Bài 3: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hiđro (đktc)
a) Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b) Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu
[tex]2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2[/tex]

[tex]n_{H_2}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05(mol)[/tex]

a) [tex]n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=\dfrac{1}{30}(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{Al}=\dfrac{1}{30}.27=0,9(g)[/tex]

b) [tex]n_{HCl}(pứ)=2n_{H_2}=0,1(mol)<0,2 (mol) HCl (bđ)[/tex]

[tex]\Rightarrow HCl[/tex] còn dư

[tex]n_{HCl}(dư)=0,2-0,1=0,1(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{HCl}(dư)=0,1.36,5=3,65(g)[/tex]

Bài 4: Cho 8,1 g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4 g H2SO4
a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư
b) Tính thể tích H2 thu đưojc ở đktc
c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc

[tex]2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2(SO_4)_3+3H_2[/tex]

[tex]n_{Al}=\dfrac{8,1}{27}=0,3(mol)[/tex]

[tex]n_{H_2SO_4}=\dfrac{29,4}{98}=0,3(mol)[/tex]

So sánh: [tex]\dfrac{n_{Al}}{2}=0,15>\dfrac{n_{H_2SO_4}}{3}=0,1[/tex]

[tex]\Rightarrow H_2SO_4[/tex] hết; [tex]Al[/tex] dư

[tex]\Rightarrow [/tex] Tính theo [tex]H_2SO_4[/tex]

b) [tex]n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=0,3(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow V_{H_2}=0,3.22,4=6,72(l)[/tex]

c) Trong cốc có : Al dư, Al2(SO4)3

[tex]n_{Al_2(SO_4)_3}=\dfrac{1}{3}n_{H_2SO_4}=0,1(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{Al_2(SO_4)_3}=0,1.342=34,2(g)[/tex]

[tex]n_{Al}(pứ)=\dfrac{2}{3}n_{H_2SO_4}=0,2(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{Al}(dư)=0,3-0,2=0,1(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{Al}(dư)=0,1.27=2,7(g)[/tex]

Bài 5: Cho một lá nhôm nặng 0,81 g dung dịch chứa 2,19 g HCl
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam
b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là

[tex]2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2[/tex]

[tex]n_{Al}=\dfrac{0,81}{27}=0,03(mol)[/tex]

[tex]n_{HCl}=\dfrac{2,19}{36,5}=0,06(mol)[/tex]

So sánh: [tex]\dfrac{n_{Al}}{2}=0,015>\dfrac{n_{HCl}}{6}=0,01[/tex]

[tex]\Rightarrow HCl[/tex] hết; [tex]Al[/tex] dư

[tex]\Rightarrow [/tex] Tính theo [tex]HCl[/tex]

b) [tex]n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,03(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow V_{H_2}=0,03.22,4=0,672(l)[/tex]

c) Trong cốc có : Al dư, AlCl3

[tex]n_{AlCl_3}=\dfrac{1}{3}n_{HCl}=0,02(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{AlCl_3}=0,02.133,5=2,67(g)[/tex]

[tex]n_{Al}(pứ)=\dfrac{1}{3}n_{HCl}=0,02(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{Al}(dư)=0,03-0,02=0,01(mol)[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{Al}(dư)=0,01.27=0,27(g)[/tex]
 
Top Bottom