Vật lí Bài tập hệ thấu kính.(HSG lí 9)

Red Lartern Koshka

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tư 2017
391
198
119
22
Hà Nội
THPT ở Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập 1. Cho một hệ gồm hai thấu kính hội tụ L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 30cm và f2 = 20cm đặt đồng trục cách nhau l = 60cm. Vật sáng AB = 3cm đặt vuông góc với trục chính (A trên trục chính) trước L1 cách O1 một khoảng d1. Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ thấu kính trên và vẽ ảnh với
a/ d1 = 45cm
b/ d1 = 75cm

Bài tập 2
. Một vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính của một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2đồng trục cách L1 một khoảng d1 = 30cm. Thấu kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 20cm, thấu kính L2 là thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 = -30cm, hai thấu kính cách nhau l = 40cm. Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều cao của ảnh cuối A2B2 qua hệ thấu kính trên, vẽ ảnh.

Bài tập 3
. Một hệ đồng trục gồm một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 40 cm và có thấu kính phân kỳ L2có tiêu cự f2 đặt cách nhau l = 60cm. Một vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc trục chính trước tháu kính L1 cách một khoảng d1 = 60cm. Biết ảnh cuối A2B2 của AB qua hệ thấu kính là ảnh ảo cùng chiều và cách thấu kính L2 đoạn 30cm. Xác định tiêu cự f2. Tính độ cao của ảnh cuối cùng qua hệ thấu kính.

Bài tập 4
. Hai thấu kính, một hội tụ L1 có f1 = 20cm, một phân kỳ L2 có f2 = -10cm, đặt đồng trục. Hai thấu kính cách nhau 30cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, nằm bên trái L1 và cách L1 đoạn d1
a/ Biết d1 = 20cm, xác định vị trí, số phóng đại của ảnh cuối cùng cho bởi hệ thấu kính. vẽ hình.
b/ Tính d1 để ảnh sau cùng là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật.

Bài tập 5. Cho thấu kính L1 có độ tụ D1 = 4dp đặt đồng trục với thấu kính L2 có độ tụ D2 = -dp, khoảng cách O1O2 = 70cm (với O1 và O2 là quang tâm của thấu kính). Điểm sáng S nằm trên trục chính của hệ trước O1 cách O1 khoảng 50cm. Xác định ảnh S2 tạo bởi hệ quang học có tính chất như thế nào?

Bài tập 6. Hai thấu kính L1; L2 được ghép đồng trục, cách nhau 40cm, tiêu cự của L1 là 20cm, còn độ tụ của L2 là -5dp. Đặt trước L1 một vật sáng AB có chiều cao 4cm, cách L1 một khoảng 25cm.
a/ Xác định tính chất, vị trí và độ cao của ảnh cuối cùng tạo bởi hệ thấu kính.
b/ Muốn ảnh cuối cùng là ảnh thật cách L2 một đoạn 20cm thì vật sáng AB phải đặt cách L1 bao nhiêu cm.

Bài tập 7. Một hệ gồm hai thấu kính hội tụ O1 và O2 đặt đồng trục cách nhau l = 50cm có tiêu cự lần lượt là f1 = 20cm và f2 = 10cm. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính và cách O1 khoảng d1. Xác định d1 để hệ cho
a/ Ảnh A2B2 thật cách O2 đoạn 20cm
b/ ảnh A2B2 ảo cách O2 đoạn 10cm

Bài tập 8. Một hệ đồng trục gồm hai thấu kính có tiêu cự lần lượt là f1 = 20cm và f2 = -10cm đặt cách nhau l = 10cm. Vật sáng AB đặt cách O1 và vuông góc trục chính cách O1 một đoạn d1. Chứng tỏ độ phóng đại của ảnh cho bởi hệ thấu kính không phụ thuộc vào d1.

Bài tập 9. Một hệ đồng trục gồm thấu kính phân kỳ O1 có tiêu cự f1 = -18cm và 1 thấu kính hội tụ O2 có tiêu cự f2 = 24cm đặt cách nhau một khoảng a. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính cách O1 đoạn 18cm. Xác định L để
a/ Hệ cho ảnh thật, ảnh ảo, ảnh ở vô cực
b/ hệ cho ảnh cao gấp 3 lần vật
c/ Hệ cho ảnh ảo trùng vị trí vật.

Bài tập 10. Một hệ đồng trục L1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 20cm là L2 là một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 = -50cm đặt cách nhau một khoảng l = 50cm. Trước L1 khác phía với L2, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của L1 cách L1 đoạn d1 = 30cm
a/ Xác định vị trí, tính chất ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ.
b/ Giữ AB và L1 cố định. Hỏi cần dịch chuyển L2 trong khoảng nào để ảnh của AB qua hệ luôn là ảnh thật.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Bài tập 3. Một hệ đồng trục gồm một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 40 cm và có thấu kính phân kỳ L2có tiêu cự f2 đặt cách nhau l = 60cm. Một vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc trục chính trước tháu kính L1 cách một khoảng d1 = 60cm. Biết ảnh cuối A2B2 của AB qua hệ thấu kính là ảnh ảo cùng chiều và cách thấu kính L2 đoạn 30cm. Xác định tiêu cự f2. Tính độ cao của ảnh cuối cùng qua hệ thấu kính.
mik làm đc câu này trc nha mấy câu khác có j tối làm ko ra thì thôi :D:D:D
thi hsg mik áp dụng luôn ct tk
sơ đồ tạo ảnh AB ----------O1--------> A'B'--------O2----->A1'B1'
adcttk
ảnh qua tkO1 là ảnh thật
[tex]\frac{1}{f1}=\frac{1}{d1}+\frac{1}{d1'}[/tex]
=> d1' = 120 cm
ta có d1'+d2=60
=> d2=-60
khi qua thấu kính O2 vật cho ảnh ảo ( đề cho) => d2'=-30
=> A1'B1' ngược chiều A'B'

[tex]\frac{1}{d2}+\frac{1}{d2'}=\frac{1}{f2}[/tex]
=> thay số => f2
thay số => A'B' => chiều cao ảnh ảo
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Mấy cái hệ đồng trục hình như là của lớp 11 mà, đã học đâu mà chưa chi đã chém bài lên thế
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Mấy cái hệ đồng trục hình như là của lớp 11 mà, đã học đâu mà chưa chi đã chém bài lên thế
phần hsg lí 9 vẫn có những dạng bài như z nha bạn
căn bản là người đăng chưa xem kĩ phần bài tập nào của lớp 9 hay 11 thôi
hệ đồng trục nó cx là hệ thấu kính có trục chính đặt trùng nhau nên hsg lý 9 cx có phần làm đc còn phần liên quan tới D kia thì là của 11
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Hic, trình em cùi mía thế này đọc mấy bài này bại não mất. Thôi xin luôn bài 2 để làm
Em không biết vẽ sơ đồ tạo ảnh các anh tự vẽ mà tìm hiểu nha!


Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: d1=
gif.latex
(cm)
A1B1 đối với L2 và cách O2 một khoảng :d2=40-60=-20(cm)
Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: d2'=
gif.latex

Mức phóng đại của ảnh trên thấu kính là:
gif.latex

Độ cao của A2B2 qua thấu kính là:
gif.latex

Từ những ý kiến lớn nhỏ trên em thấy ảnh A2B2 là ảnh thật, ngược chiều với AB có độ lớn bằng 6cm
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Hic, trình em cùi mía thế này đọc mấy bài này bại não mất. Thôi xin luôn bài 2 để làm
Em không biết vẽ sơ đồ tạo ảnh các anh tự vẽ mà tìm hiểu nha!


Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: d1=
gif.latex
(cm)
A1B1 đối với L2 và cách O2 một khoảng :d2=40-60=-20(cm)
Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: d2'=
gif.latex

Mức phóng đại của ảnh trên thấu kính là:
gif.latex

Độ cao của A2B2 qua thấu kính là:
gif.latex

Từ những ý kiến lớn nhỏ trên em thấy ảnh A2B2 là ảnh thật, ngược chiều với AB có độ lớn bằng 6cm
vậy thì cái này là cách làm của lớp 11 kìa bạn ơi lớp 9 chưa hk đến độ phóng đại của ảnh
cái đấy chỉ đc hiểu là cc ảnh gấp bao lần cc vật thôi bạn ạ
z bài này là của lớp 11 bạn siêu ha
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Lớp 11 á, thế mà thầy mình dạy luôn từ hồi thi vòng 2 rồi, chỉ dạy đúng 2 bài nên chỉ hiểu sơ sơ, về mình tìm tòi mới thấy đây là dạng lớp 11 mà học trước để sau này thi cho khỏi bỡ ngỡ, nhưng nhiều bài đại loại vậy mà khó hơn thì mình lại chịu thui!:):):)
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Làm được nốt bài 5 nữa này
a) tiêu cự của thấu kính L1 là:
gif.latex

tiêu cự của thấu kính L2 là:
gif.latex

Ảnh A1B1 cách O1 đoạn:
gif.latex

Ảnh A1B1 cách O2 đoạn:
gif.latex

Ảnh A2B2 cách O2 đoạn:
gif.latex

Mức phóng đại của ảnh:
gif.latex

Ta sẽ có ảnh A2B2 là ảnh ảom ngược chiều và cao bằng một phần hai vật AB
 
Top Bottom