Hóa Bài giải đề

  • Thread starter lethihoaithu3101@gmail.com
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 4,913

L

lethihoaithu3101@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
(1) Cl2 + 2KI --> I2 + 2KCl
(2) 2KClO3 + I2 --> 2KIO3 + Cl2
Làm sao biết được Cl2/I2 tính khử hay tính oxi hoá mạnh hơn ? Những dạng bài tập kiểu này làm sao phát hiện được chất nào khử hay oxi hoá mạnh hơn ?

Câu 2
2NO2 + 2NaOH --> NaNO2 + NaNO3 + H2O
Vì sao phân tử NO2 không phải chất oxi hoá cũng k phải chất khử ?

Câu 3
Cu, FeS2, Na2SO3, S, NaCl, Cu2O, KBr, Fe3O4. Số chất xảy ra phản ứng oxi hoá khử khi tác dụng H2SO4 đ,n ?

Câu 4
Cho hh Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 td dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần
- P1 + dd HNO3 loãng, dư
- P2 + dd HCl dư
Liệt kê các phản ứng oxi hóa khử xảy ra ?

Câu 5
C, FeCl3 thể hiện cả tính oxh và tính khử trong những pứ nào ?

Câu 6
CH2=CH2 + KMnO4 + H2SO4 --> (COOH)2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
tỉ lệ hệ số giữa chất khử và chất oxh ? Chỉ mình cách cân bằng luôn nhé !

Tiện thể câu 72, 75 và 79 trong dạng 1 pứ oxh khử luôn ạ.. Do thầy không sửa mấy câu này nên chả biết nguyên căn thế nào nữa. Hơi bị nhiều cơ mà giúp mình với ! :confused::confused::confused:
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

1)
Ở phương trình 1, ta thấy số oxi hóa của Clo từ 0 xuống -1 => giảm => Clo là chất oxi hóa. Số oxi hóa của Iot tăng từ -1 lên 0 => Iot là chất khử
Ở phương trình 2 tương tự, bạn xét 2 nguyên tố Clo và Iot.
=> Nhận xét: Ta cần xem trong phản ứng đó có những nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa. Nguyên tố nào có số oxi hóa giảm, tức là nguyên tố đó nhận thêm electron thì nguyên tố đó là chất oxi hóa và ngược lại, nguyên tố nào có số oxi hóa tăng, tức là nguyên tố đó nhường electron thì nguyên tố đó là chất oxi khử.
2)
Ta thấy: Số oxi hóa của Nito giảm(Thể hiện ở NaNO2) và tăng(Thể hiện ở NaNO3) nên ở đây, Nito vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa => Đây là phản ứng oxi hóa-khử nội phân tử.
3)
Các chất phản ứng với $H_2SO_4$ đặc, nóng là: $Cu, FeS_2, S, Cu_2O, Fe_3O_4, KBr$
4)
Ở phản ứng với NaOH có phản ứng của Na với nước là phản ứng oxi hóa-khử (Do NaOH ở trạng thái dung dịch) và phản ứng của Al với NaOH, còn lại không phản ứng, chất rắn gồm Fe, FeCO3, Fe3O4
Ở phần 1:
Cả 3 chất rắn đều phản ứng với HNO3 và đều là phản ứng oxi hóa-khử
Ở phần 2:
Cả 3 chất rắn đều phản ứng với HCl nhưng chỉ có phản ứng của Fe là phản ứng oxi hóa-khử
5)
+ Nguyên tố C:
C + CO2 ---> 2CO
+ Chất FeCl3 (Nguyên tố Fe):
Fe + 2FeCl3 ---> 3FeCl2
6)
$CH_2=CH_2 + 2KMnO_4 + 3H_2SO_4 ---> (COOH)_2 + 2MnSO_4 + K_2SO_4 + 4H_2O$
Bạn xét số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa rồi cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron.
 
Last edited by a moderator:
T

tinka

"Nguyên tố nào có số oxi hóa giảm, tức là nguyên tố đó nhận thêm electron thì nguyên tố đó là chất oxi hóa và ngược lại, nguyên tố nào có số oxi hóa tăng, tức là nguyên tố đó nhường electron thì nguyên tố đó là chất oxi khử ".
Để ghi nhớ bạn tốt hơn có thể học thuộc câu này:

KHỬ TĂNG NHƯỜNG, HÓA GIẢM THU
 
W

whitetigerbaekho

Cơ bản bài 1 nhìn lúc nào cũng có Cl2/Cl- đứng trước I2/I- mà
____________
 
T

thanhlan9

Câu 3
Bạn galaxy98adt còn thiếu p/ư của KBr
2KBr+2H2SO4 -------> K2SO4+Br2+SO2+2H2O (đây là p/ư oxh khử)
-------------------------------------------------------------------------------
 
Top Bottom