Bài dễ

C

chinhphuc_math

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 1.62 gam Al vào 50 ml dung dịch[TEX] AgNO_3[/TEX] 1.2M và [TEX]Cu(NO_3)_2 [/TEX]1.6M thu được chất rắn B và dung dich C
a) Tính khối lương B
b)Thêm 240 ml NaOH 1M vào dung dịch C thu được kết tủa D lọc D nung nóng và thổi khí Co đi qua không đổi thu được chất rắn E Tính D và E
 
Last edited by a moderator:
P

phat_tai_1993

Mình có lời giải đây nhưng không biết có chính xác hay không, bạn coi lại đáp án giùm mình nha, cảm ơn bạn!
Khi kim loại tác dụng với hh muối của kim loại đứng sau, nó sẽ phản ứng với muối của kim loại yếu nhất trong hh nên theo đề bài, Al sẽ phản ứng với AgNO3 trước:
Theo bài ra: nAgNO3 = 50/1000 X 1,2 = 0,06 mol.
Theo pt phản ứng:
Al + 3AgNO3 => Al(NO3)3 + 3Ag
0,02 mol 0,06 mol 0,02 mol 0,06 mol
mặt khác: số mol Al theo bài ra bằng: nAl = 1,62/27 = 0,06 mol
Vậy số mol Al phản ứng với Cu(NO3)2 bằng: 0,06 - 0,02 = 0,04 mol
theo bài ra: nCu(NO3)2 = 50/1000 X 1,6 = 0,08 mol.
Thep pt:
2Al + 3Cu(NO3)2 => 2Al(NO3)3 + 3Cu
0,04 mol 0,06 mol 0,04 mol 0,06 mol
vậy Cu(NO3)2 dư. => nCu(NO3)= 0,08 -0,06 = 0,02 mol
=> chất rắn B là Ag và Cu, dd C thu được gồm: Al(NO3)3 và Cu(NO3)2 dư.
a/ từ pt, bạn tính khối lượng Ag và Cu được rồi đó!
b/ theo bài ra: số mol NaOH bằng: nNaOH = 240/1000 X 1 = 0,24 mol
Từ pt: nAl(NO3)3 = 0,02 + 0,04 = 0,06 mol.
Theo pt phản ứng:
Cu(NO3)2 + 2NaOH => Cu(OH)2 + 2NaNO3
0,02 mol 0,04 mol 0,02 mol
Al(NO3)3 + 3NaOH => Al(OH)3 + 3NaNO3
0,06 mol 0,18 mol
=> số mol NaOH phản ứng với dd C: 0,04 + 0,18 = 0,22 mol
=> NaOH dư: nNaOH dư = 0,24 - 0,22 = 0,02 mol
Xảy ra pứ sau:
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O
vậy kết tủa thu được chỉ có Cu(OH)2 (từ pt trên, bạn tính được khối lượng Cu(NO3)2 (chất rắn D) rối đấy)
Theo pt: Cu(OH)2 => CuO + H2O
0,02 mol 0,02 mol
CO + CuO => Cu + CO2
0,02 mol 0,02 mol
=> Khối lượng Cu(chất rắn E) (bạn tự tính nhé)
 
Last edited by a moderator:
B

bachocanhxtanh_450

Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl trong 2 trường hợp sau:
a. Thả một viên bi (hình cầu) bằng sắt kim loại nặng 7 gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam sắt không tan. Cho m gam sắt trên vào 122,5 gam dung dịch H2SO4 20%, sau một thời gian khi nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 15,2% thì lấy miếng sắt ra.
b. Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6gam vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi chỉ còn lại ½ thì thấy khí ngừng thoát ra.
 
B

bachocanhxtanh_450

a. Một dãy hydrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung CnH2n+2 . Hãy cho biết thành phần % của Hidro biến đổi như thế nào khi giá trị n thay đổi.
b.Chỉ dùng một kim loại duy nhất hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các ống mất nhãn sau: K¬2SO4 , FeCl3 , Al(NO3)3, NaCl.
Hỗn hợp khí X gồm CxHy (A) và oxi ( có thể tích gấp đôi thể tích oxi cần để đốt cháy A). Đốt cháy hỗn hợp X đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí sau thí nghiệm không đổi ( các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ), nhưng nếu cho ngưng tụ hơi nước thì thể tích giảm 40%.
a. Xác định A.
b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí A (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 11,1 gam Ca(OH)2. Hỏi sau khi hấp thụ hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho toàn bộ hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) H2 (đktc). Dẫn V(lít) khí này đi qua ống đựng 80gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn
 
Top Bottom