Xử cái này rồi ngủ.
Phân tích các lực tác dụng lên thanh như hình vẽ.
Áp dụng định luật II cho thanh ta được [TEX]\vec{F_1} + \vec{N_1}+\vec{F_2} + \vec{N_2}+\vec{P_1} + \vec{P_2} = 0[/TEX]
Chiếu lên phương ngang được [TEX]N_1.sina + F_1.cosa - N_2.cosa + F_2sina = 0[/TEX]
Chiếu lên phương thẳng đứng ta được:
[TEX]N_1.cosa - F_1.sina - P_2 - P_1 + N_2sina + F_2.cosa = 0[/TEX]
Lấy momen với B ta được pt cân bằng momen:
[TEX]N_1.L.cosa - F_1.L.sina - P_2.\frac{L}{2} - P_1.x = 0[/TEX] (L là chiều dài thanh)
Vì khoảng cách là cực tiểu, nên thanh ở trạng thái cân bằng giới hạn. Khi đó F1 và F2 phải đạt cực đại. Nghĩa là [TEX]F_1 = \mu.N_1, F_2 = N_2.\mu[/TEX]
Thay vào 3 pt trên ta được hệ 3 pt 3 ẩn là: N1 , N2 và x. Giải hệ là được.