Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 9: Chuyển động ném
I. Chuyển động ném ngang:
Mô tả chuyển động ném ngang:

Trong một thí nghiệm khảo sát tính chất chuyển động của một vật ném ngang như trong hình, người ta đồng thời thả viên bị đỏ rơi tự do và bắn viễn bị vàng theo phương ngang từ cùng một độ cao [imath]h.[/imath]1662299002870.png
Để đơn giản hoá quá trình khảo sát, chuyển động ném ngang được phân tích thành hai thành phần vuông góc với nhau trên trục [imath]Ox[/imath] nằm ngang và trục [imath]Oy[/imath] thẳng đứng. Quan sát các vị trí liên tiếp của viên bị vàng và hình chiếu của các vị trí này trên hai trục vuông góc [imath]Ox[/imath] và [imath]Oy[/imath] như Hình [imath]9.3[/imath], ta thấy:

- Quỹ đạo của viên bi vàng có dạng đường cong.
- Trên trục [imath]Ox[/imath]: hình chiếu vị trí của viên bi vàng di chuyển được những quãng đường như nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau. Do đó trên phương này, viên bị vàng chuyển động thẳng đều.
-Trên trục [imath]Oy[/imath]: hình chiếu vị trí của viên bị vàng hoàn toàn trùng với vị trí của viên bị đỏ trong Hình [imath]9.2[/imath]. Do đó trên phương này, viên bị vàng chuyển động thẳng nhanh dần đều.
1662299008465.png

Giải thích chuyển động ném ngang:
Giải thích chuyển động ném ngang:
Chuyển động ném là một chuyển động phức tạp trong mặt phẳng (hoặc không gian ba chiều trong trường hợp tổng quát). Xét chuyển động ném ngang trong mặt phẳng như Hình [imath]9.2[/imath], vật luôn có gia tốc bằng gia tốc rơi tự do [imath]\overrightarrow{g}[/imath] thẳng đứng hướng xuống và vuông góc với vận tốc ban đầu [imath]\overrightarrow{v_{0}}[/imath] (Hình [imath]9.4[/imath]).

* Trên trục [imath]Ox:[/imath]
- Gia tốc: [imath]a_{x}[/imath] = 0 nên vật chuyển động thẳng đều trên [imath]Ox,[/imath]
– Vận tốc: [imath]v_{x} = v_{0}[/imath] là hàng số.
- Phương trình chuyển động: [imath]x=v_{0}t[/imath]

*Trên trục [imath]Oy:[/imath]
- Gia tốc: [imath]a_{y} = g[/imath] là hằng số nên vật chuyển động nhanh dần đều trên [imath]Oy[/imath] (do vectơ hình chiếu vận tốc [imath]\overrightarrow{v_{y}}[/imath] và gia tốc [imath]\overrightarrow{g}[/imath] luôn cùng chiều).
- Vận tốc: [imath]v_{y} = gt[/imath]
Phương trình chuyển động: [imath]y=\dfrac{1}{2}gt^{2}[/imath]

* Dạng của quỹ đạo: phương trình quỹ đạo của vật có dạng:
[imath]y=\dfrac{g}{2v_{0}^{2}}.x^{2}[/imath]
Như vậy, quỹ đạo của vật là một nhánh của đường parabol.

* Thời gian rơi của vật:

[imath]t=\sqrt{\dfrac{2h}{g}}[/imath]
*Tầm xa: Khoảng cách xa nhất (theo phương ngang) so với vị trí ném được xác định:
[imath]L=x_{max}=v_{0}t=v_{0}.\sqrt{\dfrac{2h}{g}}[/imath]


1662299083991.png
------
Xem thêm: HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI VẬT LÍ 10
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Triêu Dươngg

newt21

Cựu TMod Vật lí
Thành viên
17 Tháng tư 2022
592
1
509
126
Hà Nội
BÀI TẬP SGK

Bài [imath]1:[/imath] Một máy bay đang bay ở độ cao [imath]5 km[/imath] với tốc độ [imath]500 km/h[/imath] theo phương ngang thì thả rơi một vật. Hỏi người lái máy bay phải vật cách mục tiêu bao xa theo phương ngang để vật rơi trúng mục tiêu?


Lời giải:
Để rơi trúng mục tiêu thì tầm xa của vật ném ngang phải bằng với khoảng cách từ vật đến mục tiêu theo phương ngang.
[imath]L=v_{0}\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=\dfrac{500}{3,6}.\sqrt{\dfrac{2.5000}{9,8}}\approx 44336,6m[/imath]

Bài[imath]2:[/imath]
Một vận động viên ném một quả bóng chày với tốc độ [imath]90 km/h[/imath] từ độ cao [imath]1,75 m[/imath] (Hình [imath]9P.1[/imath]). Giả sử quả bóng chày được ném ngang, lực cản của không khí là không đáng kể
a) Viết phương trình chuyển động của quả bóng chày theo hai trục [imath]Ox, Oy[/imath].

b) Quả bóng chày đạt tầm xa bao nhiêu? Tính tốc độ của nó ngay trước khi chạm đất.
1662299287914.png

Lời giải:

Đổi:[imath]90 km/h = 25 m/s[/imath]

a) Phương trình chuyển động của quả bóng chày:
[math]\left\{\begin{matrix} Ox:x=v_{0}t=25t\\ Oy: y=\dfrac{1}{2}gt^{2}=4,9t^{2} \end{matrix}\right.[/math]b) Tầm xa:
[imath]L=v_{0}\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=25.\sqrt{\dfrac{2.1,75}{9,8}}\approx 14,94m[/imath]
Tốc độ trước khi chạm đất:
[imath]v=\sqrt{2gh}=\sqrt{2.9,8.1,75}=5,86m/s[/imath]


BÀI TẬP SBT
[imath]A.[/imath] Trắc nghiệm
Câu [imath]9.1:[/imath]

Vật [imath]A[/imath] có khối lượng gấp hai lần vật [imath]B.[/imath] Ném hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì

[imath]A.[/imath] vị trí chạm đất của vật A xa hơn vị trí chạm đất của vật [imath]B.[/imath]

[imath]B.[/imath] vị trí chạm đất của vật B xa hơn vị trí chạm đất của vật [imath]A.[/imath]

[imath]C.[/imath] vật [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath] rơi cùng vị trí.

[imath]D.[/imath] chưa đủ dữ kiện để đưa ra kết luận về vị trí của hai vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]C[/imath]


Tầm xa của vật rơi theo phương ngang không phụ thuộc vào khối lượng của vật, chỉ phụ thuộc vào tốc độ đầu và vị trí ném.

Hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí thì tầm xa của hai vật là như nhau.

Câu [imath]9.3:[/imath]
Trong tiết học Vật lí, ba bạn Mi, Hiếu và Đức tranh luận về thời gian rơi của vật chuyển động ném ngang so với vật thả rơi tự do khi ở cùng một độ cao và bỏ qua mọi lực cản. Bạn Mi cho rằng: “Khi ném một vật theo phương ngang thì vật sẽ chuyển động lâu hơn so với việc thả vật rơi tự do vì khi ném ngang, vật sẽ đi quãng đường dài hơn”. Bạn Hiếu lại có ý kiến khác: “Thời gian rơi của hai vật là bằng nhau vì trong cả hai trường hợp, tính chất chuyển động của vật theo phương thẳng đứng là như nhau”. Còn bạn Đức thì cho rằng: “Thời gian rơi khi vật chuyển động ném ngang còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu nên không thể kết luận về thời gian rơi trong hai trường hợp”. Theo em, bạn nào đã đưa ra ý kiến đúng?

[imath]A.[/imath] Bạn Mi.

[imath]B.[/imath] Bạn Hiếu.

[imath]C.[/imath] Bạn Đức.

[imath]D.[/imath] Cả ba bạn đều không chính xác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]B[/imath]


Thời gian rơi của vật chuyển động ném ngang so với vật thả rơi tự do khi ở cùng một độ cao và bỏ qua mọi lực cản là như nhau

Câu [imath]9.4:[/imath]
Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao [imath]50 m[/imath]. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá [imath]90 m[/imath]. Lấy [imath]g=9,8m/s^{2}[/imath], bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

[imath]A.\ \ v_{0}=11,7m/s[/imath]

[imath]B.\ \ v_{0}=28,2m/s[/imath]

[imath]C.\ \ v_{0}=56,3m/s[/imath]

[imath]D.\ \ v_{0}=23,3m/s[/imath]

Lời giải:

Đáp án đúng là:[imath]B[/imath]


Xe chuyển động như vật ném ngang, tầm xa của xe:
[imath]L=v_{0}\sqrt{\dfrac{2h}{g}}[/imath]
Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ:
[imath]v_{0}=L.\sqrt{\dfrac{g}{2h}}=28,2m/s[/imath]

Câu [imath]9.5:[/imath]
Một vận động viên sút một quả bóng bầu dục ba lần theo các quỹ đạo a, b và c như Hình 9.1. Quỹ đạo nào tương ứng với thời gian chuyển động trong không khí của quả bóng là lâu nhất nếu bỏ qua mọi lực cản?

[imath]A. (a).[/imath]
[imath]B. (b).[/imath]
[imath]C. (c).[/imath]
[imath]D.[/imath] Cả ba trường hợp có thời gian chuyển động như nhau.
1662299315154.png

Lời giải:

Đáp án đúng là: [imath]D[/imath]


Độ cao cực đại của quả bóng:
[imath]h=\dfrac{v_{0}^{2}.sin^{2}\alpha }{2g}\Rightarrow v_{0}sin\alpha =\sqrt{2gh}[/imath]
Thời gian chuyển động của quả bóng:
[imath]t=\dfrac{2v_{0}sin\alpha }{g}=2\sqrt{\dfrac{2h}{g}}[/imath]
Như vậy, thời gian chuyển động trong ba trường hợp là như nhau.

[imath]B.[/imath]Tự luận:
Câu 9.1
: Khi phân tích chuyển động ném ngang của một vật trong trường hợp bỏ qua mọi lực cản, tính chất chuyển động của vật như thế nào theo phương thẳng đứng?

Lời giải:

Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng.

Câu 9.2: Trong chuyển động ném ngang, độ lớn vectơ vận tốc của vật khi chạm đất lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với độ lớn vectơ vận tốc ban đầu? Tại sao?


Lời giải:

Độ lớn vectơ vận tốc khi chạm đất:
[imath]v=\sqrt{v_{x}^{2}+v_{y}^{2}}=\sqrt{v_{0}^{2}+v_{y}^{2}}> v_{0}[/imath]với [imath]v_{y}=\sqrt{2gh}[/imath]

Câu 9.3: Khi dùng vòi nước tưới cây để các tia nước phun ra xa, người ta thường điều chỉnh sao cho hướng của vòi xiên một góc nào đó với phương ngang. Trong trường hợp lí tưởng (bỏ qua mọi lực cản), góc hợp giữa vòi và phương ngang phải bằng bao nhiêu để các tia nước phun ra xa nhất?

Lời giải:

Công thức tầm xa của ném xiên: [imath]L=\dfrac{v_{0}^{2}sin2\alpha }{g}[/imath]
Coi vận tốc ban đầu không đổi, để L lớn nhất thì: [imath]sin2\alpha =1\Rightarrow \alpha=45^{\circ}[/imath]
Vật trong điều kiện lí tưởng, góc hợp giữa vòi và phương ngang bằng [imath]45^{\circ}[/imath] thì các tia nước phun ra xa nhất.

Câu [imath]9.4:[/imath] Một người ngồi trong một chiếc xe đang chuyển động sang phải với tốc độ không đổi. Người này ném một quả táo thẳng đứng lên trên trong khi chiếc xe tiếp tục di chuyển với tốc độ không đổi. Nếu bỏ qua lực cản không khí, liệu quả táo sẽ rơi lại về tay người ném sau khi chuyển động lên không trung hay không, hay rơi về phía trước hoặc phía sau của xe? Giải thích tại sao.

Lời giải:

Đối với người quan sát trên mặt đất, ngoài thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng, quả táo còn chuyển động trên phương ngang với cùng tốc độ với xe. Do đó quả táo chuyển động như vật bị ném xiên và rơi lại vào tay của người ném do người và quả táo có cùng vận tốc theo phương ngang.

Câu 9.5:
Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao [imath]235 m[/imath] so với vị trí đứng của người leo núi với tốc độ [imath]250 km/h[/imath] theo phương ngang (Hình [imath]9.4[/imath]). Máy bay phải thả hàng tiếp tế ở vị trí cách những người leo núi bao xa để họ có thể nhận được hàng? Lấy [imath]g=9,8m/s^{2}[/imath] và bỏ qua lực cản không khí.1662299337773.png

Lời giải:

Để người nhận được hàng tiếp tế, máy bay phải thả hàng ở vị trí cách người một khoảng:
[imath]L=v_{0}\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=480,9m[/imath]
 
Top Bottom