Sử 6 Bài 8 - Ấn Độ cổ đại

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1660206152989.png
Tắm nước sông Hằng (Cum Me-la) là một trong những lễ hội tôn giáo cổ và lớn nhất thế giới. Tín đồ Ấn Độ giáo tin tưởng nước ở sông Hằng (sông Mẹ) linh thiêng sẽ tẩy rửa mọi tội lỗi của họ. Vì sao ở Ấn Độ- một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? Cư dân cổ nơi đây đã đóng góp những gì cho nhân loại?​
Trích SGK Lịch sử - Địa lí 6, bộ kết nối tri thức.
1. Điều kiện tự nhiên.
+ Là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
+ Phía bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Hi-ma-lay-a; thoải dần về phía nam là các đồng bằng sông Ấn, sông Hằng rộng lớn. => Hình thành nên những trung tâm văn minh sớm nhất của nhân loại.
+ Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở; chỉ có vùng cực Nam và dọc theo hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp. => Là nơi sinh sống tương đối thuận lợi, dân cư đông đúc.
+ Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc => Rất ít mưa, khí hậu khô nóng.
+ Lưu vực sông Hằng có tác động của gió mùa. => Lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.​
1660206437747.png
1660206505910.png
Lược đồ Ấn Độ cổ đại​
2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.
+ Thời gian hình thành: Khoảng năm 2500 TCN.
+ Quá trình hình thành:
- Dọc hai bên bờ sông Ấn, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị đầu tiên.
- Đến giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa (trở thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra) trong hệ thống bốn đẳng cấp, dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). => Đây là chế độ đẳng cấp Vác-na.​
1660206712658.png
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
+ Chữ viết: ra đời rất sớm.
- Chữ viết cổ nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2 000 năm TCN.
- Khoảng thế kỉ VII TCN, chữ Phạn (San-xkrít) ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết cổ đã có trước đó.
=> Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
+ Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
+ Lịch: Người Ấn Độ thời cổ đại đã biết làm lịch.
+ Toán học:
- Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0.
- Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu.
+ Tôn Giáo: Đây là quê hương của các tôn giáo lớn. Trong đó:
- Đạo Bà La Môn ra đời sớm nhất, phát triển thành đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo) trong những năm đầu công nguyên.
- Phật giáo: ra đời khoảng thế kỉ VI TCN, do Xít-đác-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập.
+ Nghệ thuật kiến thúc và điêu khắc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.​
1660207067032.png
Đầu trụ cột đá A-sô-ca
1660207098640.png
Đại bảo tháp San-chi
 
Top Bottom