Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BÀI 7
SỰ PHÁT TRIỂN VỀ LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
SỰ PHÁT TRIỂN VỀ LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
1. Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ:
+ Đến thế kỉ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán.
+ Nguyên nhân:
- Do chính quyền trung ương suy yếu.
- Do trải qua 6 - 7 thế kỉ, trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng => Đất nước bị chia thành hai miền, mỗi miền tách thành ba nước riêng.
- Do trải qua 6 - 7 thế kỉ, trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng => Đất nước bị chia thành hai miền, mỗi miền tách thành ba nước riêng.
+ Sự phân biệt không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy thoái mà lại phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng địa phương.
+ Nước Pa-la-va (ở khu vực miền Nam), thuận tiện về bến cảng và đường biển => có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
=> Ngaỵ từ đầu Công nguyên và trong 5 thế kỉ tiếp theo (thế kỉ VII - XII), văn hoá truyền thống của Ấn Độ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
2. Vương triều hồi giáo Đê-li
a. Nguyên nhân hình thành:
+ Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hoá truyền thống.
+ Tuy nhiên sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc).
+ Năm 1005, thủ lĩnh người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát-đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên vương triều Hồi giáo ở đây - vùng Lưỡng Hà.
+ Đạo Hồi bắt đầu truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên một vương quốc hồi giáo giữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á đã tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li. (Do vua đóng đô ở Đê-li)
b. Quá trình phát triển:
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 - 1526) đã:
- Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
- Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Mặt khác, một số yếu tố văn hoá mới - văn hoá Hồi giáo - được du nhập vào Ấn Độ, vốn đã có một nền văn hóa rất phong phú:
- Nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng, mang đậm dấu ấn kiến trúc Hồi giáo.
- Đê-li trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.
- Đê-li trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.
+ Điều không kém quan trọng nữa là thời Vương triều Hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ mang đạo Hồi đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
3. Vương triều Môn-gô:
a. Sự thành lập Vương triều Mô-gôn
+ Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, thì cũng là lúc một bộ phận dân Trung Á do thủ lĩnh - vua là Ti-mua Leng chỉ huy, cũng theo đạo Hồi nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398.
+ Tuy nhiên, phải đến đời cháu nội là Ba-bua mới thực hiện được việc đánh chiếm Đê-li lập ra Vương triều Ấn Độ Mô gôn (gốc Mông Cổ).
+ Vương triều Môn-go (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước.
+ Đến thời trị vì của vị vua thứ tư - A-cơ-ba (1556-1707), Ấn Độ đạt được bước phát triển mới.
b. Những chính sách của vua A-cơ-ba:
+ Trong nửa thế kỉ trị vì, A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết của các tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc. Trong đó số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau;
- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo. Đồng thời ông cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, từ đó định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường;
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo. Đồng thời ông cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, từ đó định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường;
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
c. Tình trạng chia rẽ lại xuất hiện ở Ấn Độ
+ Tuy nhiên, hầu hết các vị vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán.
+ Một số vị vua đã dùng phương pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề, bắt các quý tộc có ý chống đối phải vâng lời.
+ Con và cháu của A-cơ-ba là Gia-han-ghi-a (1605-1627) và Sa Gia-han (1627-1658) đã:
- Chiếm đoạt nhiều của cải.
- Cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ ở Bắc Ấn Độ đó là di sản văn hóa bất hủ nhằm chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình.
=> Những công trình đó đã trở thành di sản văn hóa bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu về sự sáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và cao quý của con người.
+ Tuy nhiên, Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã làm cho sự đối kháng của dân tộc tăng thêm, do lạm dụng quyền lực, công cụ cùng sức lao động của nhân dân. Hai vị vua này hầu như đốt cháy tất cả thành quả của vua A-cơ-ba.
=> Tình trạng chia rẻ,khủng hoảng xuất hiện lại
+ Trong lúc đó, thực dân Bồ Đào Nha đến từ thời kì đầu vương triều, và ngày càng nhiều, nhất là thời Sa Gia-han. Họ đã lập các điểm buôn bán như Điu, Đa-man... Vua cuối của Vương triều là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrat, Bom-bay.