Sử 11 Bài 5 Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh - Thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi, mọi người nhé, nay lại thứ 7 rồi, nhanh thật đấy ạ và thế mình cũng tiếp tục công việc của mình. Hôm nay mình sẽ hỗ trợ các bạn bài 5 nhé. Mọi người nhớ đọc tham khảo thử nữa.
Trong quá trình học, nếu có thắc mắc nhớ liên hệ mình ngay nhá, mình sẽ luôn luôn hỗ trợ các bạn hết khả năng .
Trước khi vào bài mới, các bạn cùng mình ôn lại bài 4 Các Nước Đông Nam Á, các bạn có thể xem tại link, mình đã chia sẻ" https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-4-cac-nuoc-dong-nam-a-cuoi-the-ki-xix-dau-the-ki-xx.832284/
Rồi chúng ta cùng tìm hiểu bài mới nào

Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh – Thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

1. Châu Phi

  • Khái quát:
    • Là 1 trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại trên thế giới.
    • Là 1 trong những lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
  • Bắt đầu giữa thế kỉ XIX, cuộc sống yên ổn, tài nguyên phong phú và nền văn hoá của họ đã bị thực dân Châu Âu xâm lược, phá hoại, cướp bóc
  • Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở Châu Phi căn bản hoàn thành:
Đế quốcThuộc địa
AnhAi Cập, Đông xuđăng, Kênia, Nam Phi, Nigiêria
PhápAngiêri, Tây Phi, Mađagaxca
ĐứcTây Nam Phi, Camorun
BỉCông Gô
Bồ Đào NhaMô Dăm Bích, Ăng gô la
[TBODY] [/TBODY]
  • Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi.
Thời gianPhong trào đấu tranhKết quả
1830 – 1874Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri- Thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
- Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
1879 – 1882Ở Ai Cập có Phong trào "Ai Cập trẻ" do Atmet ArabiNăm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào
1882 – 1898U-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân AnhNăm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu nên thất bại
1889Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập
[TBODY] [/TBODY]

- Cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX.
* Nhận xét: Các phong trào diễn ra quyết liệt, thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh vênh, nên bị thực dân phương Tây đàn áp.
  • Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.

2. Khu vực Mĩ La Tinh

* Phong trào đấu tranh giành độc lập
  • Từ thế kỉ XVI, XVII đa số trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ La Tinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX
Quốc giaThời gian giành độc lập
Paragoay1811
Áchentina1816
Mê hi cô1821
Pê-ru 1821
Braxin1822
Urugoay1828
Colômbia1830
Ecuađo 1830
[TBODY] [/TBODY]

*Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ
  • Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế - xã hội
  • Dưới danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mỹ, chính quyền Oa – Sinh – Tơn đã khống chế biến khu vực Mĩ Latinh thành “ sân sau “ của đế quốc Mỹ.
  • Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

HẾT
Hẹn gặp lại vào ngày mai nhé
Hôm sau mình sẽ bổ sung câu hỏi nha
.
 
Last edited by a moderator:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Nay lại là cuối tuần rồi đó nhỉ, nhanh quá đúng không ạ. Cuối tuần, chúc tất cả các bạn vui vẻ nhé, gặp nhiều may mắn nữa nè, chuẩn bị một tuần mới tốt đẹp.:Tuzki48
Hôm nay mình sẽ bổ sung tiếp câu hỏi bài 5 nhá. Mọi người cùng nhau tham khảo thôi nào
:Tuzki34 ** Chuyên đề 1: Câu hỏi tự luận trong sách giáo khoa
Câu 1: Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử Châu Phi thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
  • Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.
  • Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
    • Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.
    • Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
    • Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,
    • Bỉ chiếm. Công gô
    • Bồ Đào Nha: Mô-dam Bích, Ănggôla và một phần Ghinê
  • Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
Câu 2 Lập niên biểu quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: thời gian, tên nước, năm giành độc lập
Thời gianTên nướcNăm giành độc lập
Cuối XVIIIỞ Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.- Năm 1803 thắng lợi .
- Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ.
- Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh.
20 năm đầu thế kỉ XX+ Mê hi cô
+ Áchentina
+ Urugoay
+ Paragoay
+ Braxin
+ Pê-ru
+ Colômbia
+ Ecuađo
1821
1816
1828
1811
1822
1821
1830
1830
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
  • Năm 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru-dơ-ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ la tinh.
  • Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình. Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô-lay-tơn" - còn gọi là "hiến chương kinh tế của Châu Mĩ" với nội dung tự do buôn bán, đầu tư, mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ la tinh.
  • Mĩ ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), hiệp ước chống cộng đồng (1954)...
  • Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ la tinh tuy hình thức là các nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
:Tuzki34** Chuyên đề 2: Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Thời gian các nuớc tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâu xé châu Phi là
A.
Đầu thế kỉ XIX.
B. Giữa thế kỉ XIX.
C. Những năm 70 - 80 của thế kỉ XIX.
D. Đầu thế kỉ XX.
2. Việc phân chia thuộc địa ở châu Phi giữa các nước đế quốc căn bản hoàn thành vào
A.
Giữa thế kỉ XIX.
B. Những thập niên cuối thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XX.
3. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân An-giê-ri hồi đầu thế kỉ XIX là
A.
Át-mét A-ra-bi.
B. Áp-đen Ca-đe.
C. Mu-ha-mét Át-mét.
D. Nu-ba Pa-sa.
4. Nổi bật trong cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở châu Phi là cuộc kháng chiến của nhân dân
A.
An-giê-ri.
B. Ai Cập.
C. Ê-ti-ô-pi-a.
D. Nam Phi.
5. Khu vực Mĩ Latinh là
A.
Một châu lục ở Nam Mĩ.
B. Một bộ phận của nước Mĩ.
C. Một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê.
D. Một châu lục ở Bắc Mĩ.
6. Đầu thế kỉ XIX, phần lớn các nước Mĩ Latinh là thuộc địa của
A.
Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha
C. Mĩ và Anh
D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
7. Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là
A.
Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh
B. Vì quyền lợi của mọi công dân Mĩ Latinh
C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền cho các nước Mĩ Latinh
D. Độc chiếm khu vực Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ
8. Để thực hiện học thuyết Mơnrô, Mĩ đã làm gì?
A.
Thành lập tổ chức chính trị và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược
B. Thiết lập liên minh quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược
C. Dùng chính sách ngoại giao để mua chuộc, chia rẽ các nước
D. Dùng chính sách kinh tế để khống chế, nô dịch các nước
9. Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích gì?
A
. Tranh giành ảnh hưởng với Tây Ban Nha tại khu vực Mĩ Latinh
B. Thể hiện sức mạnh của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh
C. Chiếm những thuộc địa của Tây Ban Nha
D. Đánh bại thực dân Tây Ban Nha
10. Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là
A.
Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ
B. Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ
C. Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ
D. Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ
11. Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của
A.
Chủ nghĩa thực dân mới
B. Chủ nghĩa thực dân cũ
C. Sự đồng hóa dân tộc
D. Sự nô dịch văn hóa
Đáp án.
Câu 1
:Tuzki33Phương pháp
Xem lại mục 1
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân châu Âu xâm chiếm, cướp bóc. Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
Chọn C
Câu 2

:Tuzki33 Phương pháp: Xem lại mục 1
Lời giải: Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
Chọn D
Câu 3
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 1
Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe (1830 - 1847) thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.
Chọn B
Câu 4
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 1
Nổi bật nhất là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.
Chọn C
Câu 5
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 2
Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).
Chọn C
Câu 6
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 2
Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Chọn D
Câu 7
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 2
Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh
Chọn D
Câu 8
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 2
Để thực hiện học thuyết Mơnrô, Mĩ đã thành lập tổ chức chính trị và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
Chọn A
Câu 9
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 2
Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha => Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích tranh giành ảnh hưởng với Tây Ban Nha tại khu vực Mĩ Latinh.
Chọn A
Câu 10
:Tuzki33Phương pháp:
Xem lại mục 2
Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ.
Chọn C
Câu 11
:Tuzki33Phương pháp
: Xem lại mục 2
Chính sách Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới.
Chọn A

:Tuzki34** Chuyên đề 3: Câu hỏi tự luận nâng cao


Hãy nối tên nước ở cột A với nội dung ở cột B để phản ánh đúng sự phân chia châu Phi giữa các nước đế quốc hổi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
giai-sbt-lich-su-11-bai-5-1.png
giai-sbt-lich-su-11-bai-5-2.png

Câu 2 Theo em, đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi giai đoạn này là gì?
- Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia). Nguyên nhân thất bại là do: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp. Các phong trào thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân

Chúc các bạn học tốt nhé!!
Nếu có thắc mắc liên hệ mình ngay nha.


 
Top Bottom