Sử 10 Bài 3 - Sử học với các lĩnh vực khoa học

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Sử học - môn khoa học liên ngành.
+ Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục...
+ Trong quá trình nghiên cứu, các nhà sử học phải phối hợp thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống.
=> Nhà sử học hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
=> Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành.​
1665541308527.png
1665541340776.png
2. Mối liên hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
+ Quan hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
a. Mối quan hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều:
- Phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ.
- Không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể.
=> Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là:
- Nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tấm gương phản chiếu của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.
1665541640329.png
b. Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với Sử học.
+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành khoa học xã hội và nhân ăn lại bổ trợ cho việc tìm hiểu, phục dựng lại quá khứ.
+ Sử học luôn sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của các ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học.... nhằm:
- Mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu.
- Giải thích, chứng minh, khái quát.... đối tượng nghiên cứu.
=> Từ đó vạch ra những triết lí, rút ra những bài học hoặc quy luật lịch sử.
=> Nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
a. Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là một bộ phận của đời sống xã hội, do con người sáng tạo ra.
=> Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là đối tượng nghiên cứu của sử học.
+ Sử học không đi sâu vào nội dung của các khoa học tự nhiên và công nghệ, mà chủ yếu chỉ xem xét nó ở góc độ lịch sử.
+ Bất kì ngành khoa học nào cũng có lịch sử của nó. Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó:
- Hiểu rõ các vấn đề đã từng được các nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào.
- Không lặp lại sai lầm của người đi trước, lại có thể kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước.
b. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.
+ Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, bao gồm cả các tương tác của cọn người với tự nhiên.
+ Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người.
+ Ví dụ:
- Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ...
- Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật...
- Tư liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Y học... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử...
 
Top Bottom